-Chào cụ Tưởng Vậy
-Chào chú Ba Gàn
- Thưa cụ, thế nào là phục sinh?
- Đó là sự sống vô ngã.
- Nó giống như cái gì?
- Như đứa bé tượng hình trong bào thai của mẹ.
- Do đâu mà được vậy?
- Do hợp nhất âm dương thành thái cực. Do nhị nguyên biến
thành nhất nguyên. Do tâm trí phân lập biến thành cái Một phi tâm trí.
- Như vậy là vô thức sao?
- Không phải vô thức, cũng không phải ý thức mà là "ý thức vũ trụ".
- Nó giống như cái gì?
- Đó là trạng thái "Thiên địa nhân đồng nhất". Như bào thai không có sự sống riêng. Mẹ nó sống thì nó sống. Mẹ nó
thở thì nó thở. Mẹ nó ăn uống thì chất bổ dưỡng tự san sẻ cho nó. Mẹ nó
buồn vui hay sinh hoạt đều ảnh hưởng đến thai nhi. Nói chung, ý thức
đang đều khiển cuộc sống của mẹ nó như là chung cho nó.
- Như vậy phải chăng người đã đắc khí thì lời nói hành động luôn thuận tự nhiên và phi tâm trí?
- Chưa hẳn đã vậy!
- Tại sao thế?
- Như
đứa bé trong bào thai của mẹ. Trước tiên, đầu của thai nhi hướng lên
trời thuận theo chiều của mẹ nó. Đó như chiều về với Thượng Đế!.
Thế nhưng để chuẩn bị đi vào đời. Đầu của thai nhi lại từ từ quay xuống dưới. Đó như chiều của sự "thiện thệ độ sanh".
Khi
sinh ra đầu đứa bé chưa thể hướng lên trời được. Nó phải ở tư thế nằm
ngang một thời gian. Chiều nằm ngang là chiều của vô thức. Chiều của
tâm trí. Chiều của tình dục và sự sống bản năng. Chiều của con vật. Con
vật nào cũng đều ở tư thế nằm ngang song song với mặt đất. Đứa bé mới
sinh ra cũng giống như người học khí công hay thiền động mới đắc khí,
chỉ được mặt năng lượng còn tâm thức chưa phát triển cần phải tuân thủ
mọi giới luật để có cuộc sống đạo hạnh. Nếu chỉ y cứ vào năng lượng rất
dễ sa vào bản năng vô thức.
Này
chú Ba!. . .Đứa bé phải trải qua một quá trình chuyển động tự phát bản
năng, từ nằm ngửa, lật sấp, biết trườn, biết bò, biết ngồi, và cuối
cùng mới biết đứng dậy và bước đi bằng hai chân. Toàn bộ quá trình của
nó đều tự động. Riêng biết đi bằng hai chân nó phải học ở người đời nếu
không thì không thể tự biết đi được. Như vậy từ chiều ngang của vô thức
qua quá trình phát triển nó dần dần hướng đầu lên trời để cuối cùng lại
trùng với chiều của ý thức, chiều của tỉnh giác, chiều hướng về thượng
đế!. . .
Cũng
vậy người tu Khí Công Dưỡng Sinh hay thiền động phải qua quá trình rèn
luyện với các bài tập chuyển động năng lượng tương ứng với từng giai
đoạn phát triển của hài nhi như : vận khí chuyển động các khớp, xà
quyền, các loại hình vận động bắt chước tư thế của động vật như thất
tinh quyền . . . . . . .Trong các giai đoạn này nhất thiết phải vừa
hành công vừa tập giữ gìn giới luật để tránh tự phát bản năng.
Tiếp đến như cháu bé tập ngồi. Người tu khí công bắt đầu tập thiền định để dần tiến tới bát nhã.
Trong
giai đoạn tiếp theo này do thực chứng tâm chánh định nên các bài hành
công là ở tư thế ngồi hoặc đứng như : Nội gia thái cực quền, nhất
nguyên quyền, vô cực quyền. . . .
Giống
như cháu bé cần phải được người đời dạy mới biết đi bằng hai chân.
Người tu Khí Công và thiền động muốn có một cuộc sống thuận với tự
nhiên, thuận theo chiều tỉnh giác của thượng đế. Nhất định phải đi vào
đời để học tập rút cho được cái kinh nghiệm: tuỳ duyên hiển tướng mà
vẫn không rời phật tánh của mình! . . .
Không
có người dạy đứa bé sẽ mãi bò bằng bốn chân!. . .Không có trường đời
người tu sẽ lẩn quẩn trong vô minh không thực chứng được bát nhã!. . . .
Từ
chiều ngang của vô thức bản năng người tu khí công hay thiền động đã
dần vươn lên chiều đứng của thượng đế. Bởi vậy để tái hợp với Như Lai.
Để hội nhập với bản thể. Để trùng với cái biết của sự tồn tại. Bằng tư
thế ngồi, đầu vươn thẳng lên trời, người tu thực hành thiền đại thủ ấn
để "cái Một" hợp nhất với "cái Toàn diện".
- Thưa cụ, tôi xin lỗi phải cắt ngang. Nhưng tại sao ở giai đoạn này phải dùng tư thế ngồi?
- Vì
nó là trung gian giữa bò bằng bốn chân và đi bằng hai chân. Nó là trung
gian giữa vô thức và ý thức. Nó là trung đạo vì giữa Phật và chúng
sanh. Mô Phật!. . .Nó là khởi điếm vì trùng khớp với thân phận của con
người!.
- Thưa cụ!. . .Cảm ơn cụ rất nhiều về buổi đàm đạo hôm nay.
- Mô Phật!. . .Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin chú Ba
hỏi việc này với chư vị thiện tri thức rồi bảo cho tôi biết với.
Tưởng Vậy/19/10/2005
Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/ph-c-sinh.aspx