Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Tụng kinh

Này Cỏ May! Tụng kinh là để không tụng.
Kinh hữu tướng là phương tiện dẫn đến kinh vô tướng. Kinh hữu tự là phương tiện dẫn đến kinh vô tự.
Ngã tụng kinh hữu tự là phương tiện thiện xảo của Như Lai để dẫn đến vô ngã hành trì vô tự kinh:
-         Này Cỏ May!. . . .Đèn, hương, hoa quả, cúng dường tam bảo là phương tiện thiện xảo dẫn đến vô ngã cúng dường cho chúng sanh trong các cõi. Dẫn đến bố thí ba la mật!. . . .Bởi thân xác hữu lậu của chúng sanh rốt ráo chính là bàn thờ tam bảo với Phật tánh ở bên trong.
-         Nén hương hữu tướng đốt trên tam bảo là phương tiện thiện xảo dẫn đến nén tâm hương ông vẫn cúng dường cho Phật tánh ẩn tàng trong pháp giới!. . . .
-         Quì lạy Như Lai là phương tiện thiện xảo dẫn đến tâm khiêm cung đảnh lễ mọi chúng sanh vì Phật tánh đang biểu thị nơi họ!. . . .
-         Cơ thể trang nghiêm thanh tịnh, tâm chánh định tỉnh giác khi tụng kinh là phương tiện thiện xảo của Như lai để dẫn đến giới tự giữ, luôn thuận tự nhiên, tuỳ duyên hiển tướng và phản ảnh như thị sự vật!. . . Đó chính là trì giới ba la mật!. . . .
-         Này Cỏ May!. . .Dù nắng dù mưa, chẳng nệ trưa chiều sớm tối, xuân hạ thu đông, chẳng kể có việc buồn hay vui. . . .ông đều tinh tấn công phu không bao giờ lỡ hẹn với Như Lai!. . . .Đó cũng là phương tiện thiện xảo của ba đời chư Phật dẫn đến việc tu học và hành đạo không phải là môt lý tưởng để đeo đuổi mà như là bản chất của đời ông. . .là máu thịt của đời ông. . . .Tự nhiên nó phải vậy chẳng cần cố gắng !. . . Mô Phật!. . .Đó cũng chính là tinh tấn ba la mật!. . . .
-         Khi được xã hội đề cao xiển dương hay lúc bị chê bai ruồng bỏ nhiều tai tiếng thị phi. . .dù thành công hay thất bại. . .dù nhục hay vinh. . . .Ông vẫn một lòng tri tụng đúng nghi thức. . .vẫn một lòng hành trì đúng giới hạnh. . . .Mô Phật đó cũng là phương tiện thiện xảo của Như lai để dẫn đến trạng thái rỗng không tự tại đầy nhận biết. . .sự việc đến rồi đi như gió thổi nhà trống như lửa cháy khoảng không. . .Niềm vui không nguyên nhân khiến nụ cười không bao giờ tắt trên môi!. . . .Này Cỏ May!. . .Đó chẳng phải là nhẫn nhục ba la mật sao?!. . .
-         Tụng kinh đúng nghi thức, khoan thai, rõ ràng , từ tốn, âm điệu hợp lý cũng chính là chánh ngữ và ái ngử. Nó là phương tiện thiện xảo của Như Lai để dẫn đến lời nói và hành động trong cuộc sống vô ngã tức thời tức khắc phi khái niệm. . . .Mô Phật! Đó cũng chính là thiền định ba la mật!. . . .
-         Này Cỏ May!. . .Bởi đặt niềm tin vào Như lai và chư Bồ Tát là những người đã chứng ngộ mà ông y kinh điển phụng trì và sống theo. Bởi tin tưởng chư tăng là những người con Phật đã thông tình đạt lý mà ông nghe theo lời chỉ dạy của các ngài để liễu nghĩa kinh điển của Như lai. . . .Bởi biết mình còn tâm trí nên ông nhìn đời qua giới luật của Như Lai mà không phán xét!. . . .Nhờ vậy mà ông hoà hợp được với mọi người. . .có trí huệ và hữu dụng cho mình cho gia đình và cho xã hội!. . . .Thế nhưng đây cũng là phương tiện thiện xảo của Như Lai để dẫn đến cái tự nhiên biết của vô ngã. . .cái biết phi khái niệm. . . .như thị. . . . đi liền với hành động tức thời không chần chừ do dự của vô tác. . . .Mô Phật!. . .Đó chính là trí huệ ba la mật vậy!. . . .
Mô Phật!. . .Đối với ta kinh nghiệm lớn nhất trong đời là:
Làm gì ta cũng thấy như đang trong thời tụng kinh trước bàn thờ tam bảo, với Như Lai đang yên lặng mỉm cười trên cao:

-         Khi nói với mọi người ta thật tình xem như đang tụng kinh!. . .
-         Khi làm việc gì ta cũng xem như là nghi thức khi đang tụng kinh!
-         Tình cảm của ta đối với mọi người mọi cảnh vật chim muông thú vật cũng như lòng yêu mến kính trọng của ta đối với Như lai khi đang tụng kinh!. . . .
-         Ta nương theo lẽ đời để sống cũng giống như nương theo lý kinh để hành trì vậy!. . . .

Mô Phật!. . .ta vốn là người vô học nơi xó núi, ngoài lúc lao động kiếm sống chỉ biết có thú vui uống trà!. . . .
Ông đã có lòng hỏi, ta đã thật tình vì ông và những bạn uống trà của mình mà nói. . . .
Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy!. . . .Ông nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài giảng dạy cho rồi nói lại để ta cùng học với! . . . .

Tưởng Vậy/12/8/2006

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/t-ng-kinh.aspx

Vô tự kinh

-Tu đi, chết lên niết bàn. -Sống còn không lên được huống hồ là chết!
-          Chết là chết cái tôi ngã mạn. Còn sống là lẽ đương nhiên của  cái tự nhiên biết.
-          Thật không?!
-          Nghi ngờ cả kinh điển của cổ đức sao?
-          Kinh sách đều do con người viết ra, mà niết bàn là nơi chẳng có con người.
-          Kinh vô tự chẳng do tâm trí con người viết ra. Còn niết bàn là nơi chẳng còn gì nhưng cái gì cũng từ đây hiển thị.
-          Thế nào là kinh vô tự?
-          Chư Phật hộ niệm sở thuyết kinh.
-          Có người hộ có người niệm là còn tâm trí nhị nguyên chưa phải rốt ráo?
-          Hộ niệm thật sự thì không có người hộ cũng chẳng có người niệm. Bởi có người hộ có người niệm thì thuộc về đa thần giáo chẳng phải Phật đạo.
-          Làm sao thể nhập cái " vô tự kinh" này?
-          Không có hành động thể nhập khắc tự thể nhập.
-          Thế là tự nhiên sao?
-          Không phải vậy! Thanh tịnh thân tâm thì tiến dần đến cái yên lặng cùng cực. Đến cùng cực rồi mà chẳng cố ý dừng thì lọt vào chỗ tinh tuý trung tâm của vạn pháp gọi là "pháp hoa". Khi ấy hương sắc của đoá hoa thanh tịnh ấy tự hiển thị gọi là "hộ niệm".
-          Xin cho một thí dụ?
-          Mùa hạ về, đầm sen nở hoa! . . .Trong cái hoa này có cái nồng ấm của nắng mới, có cái màu xanh ngăn ngắt của bầu trời lộng gió, có cái mát mẻ của cơm mưa rào đầu mùa, có tiếng cười trẻ thơ, có tiếng chuông chùa ngân nga trong ấy! . . . Ông không thấy sao? Nếu có mầm sen thì hạ về hoa khắc tự nở! . . .hộ niệm là vậy! . . .sở thuyết kinh là vậy! . . .
-          Mô Phật! . . .
-          Xin mời dùng trà sen! . . .
-          Xin cảm ơn ông về buổi nói chuyện hôm nay
-          Mô Phật! Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin ông hỏi các vị thiện tri thức rồi bảo cho tôi biết với! . . .

                                              TƯỞNG VẬY/26/9/2004

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/v-244-t-kinh.aspx

Y pháp bất y nhân

- Chào cụ Tưởng Vậy - Chào chú Ba Gàn - Thưa cụ thế nào là "Y pháp bất y nhân"? - Này chú Ba, không có việc ấy đâu? - Đó chẳng phải là lời dạy của Như Lai và chư Tổ sao? - Đúng vậy, nhưng nay đại bộ phận người tu chưa hiểu, đó chỉ là phương tiện khéo của các ngài, chứ thật sự không có việc ấy? - Tại sao vậy?
-    Vì người đã gọi là "Thầy" thì phải chứng thực pháp. Nghĩa là "lý và sự" phải viên thông. Nhiên hậu mới hướng dẫn người khác tu tập được. Bởi vậy, người đã được chúng sanh gọi là "Thầy" nhất thiết chẳng những thuyết giảng được pháp ấy, mà còn có cách sống biểu thị minh họa cho pháp mình đang giảng dạy để đệ tử nhìn vào đấy mà y theo. Nên "Pháp" tức là "Nhân", Thầy chính là "pháp sống". Chứ không thể có việc người Thầy nói một đàng mà cách sống thực tế lại đi ngược điều mình giảng dạy được. Vì như vậy chứng tỏ mình chỉ lý thuyết suông chứ thực tế thì chưa chứng được "Pháp" ấy.
-    Thế tại sao chư Tổ lại dạy rằng: "Y pháp bất y nhân"?
-    Đó là vì người học đạo còn trụ vào tâm trí và thường ngã mạn. Họ đến chẳng những để học đạo mà còn làm quan tòa phán xét Thầy mình theo các tiêu chuẩn có sẵn trong đầu. Để xem Thầy mình tốt hay xấu? Đạo đức hay không đạo đức? Trí huệ hay không trí huệ? Lẽ dĩ nhiên theo cách hiểu tâm trí của họ.
Và điều ấy làm họ tự chặt mất sợi dây đồng cảm với Thầy mình. Khiến họ sẽ hiểu nhầm lời giảng, bài viết và các thiền cơ của minh sư họ. Cho nên họ sẽ chỉ nhận được các pháp hữu tướng và thường chỉ là phương tiện khéo của thầy họ chứ thực pháp thì cần có con tim đồng cảm mà họ đã tự đánh mất từ lâu rồi!
Vả lại người đã được gọi là "Thầy" thì bao giờ cũng có bí pháp, hay các pháp tối thượng. Trước khi truyền trao các pháp tối thượng ấy, người thầy thường thử thách học trò mình rất khắc nghiệt để thật sự biết rằng người trò đã thực sự phi tâm trí thì mới truyền trao. Đó là vì Như Lai đã dạy trong kinh Pháp Vũ:
   "Pháp tối thượng thừa như một cơn mưa lớn, chỉ có lợi cho cây đại thụ. Cỏ và hoa sẽ dập nát."
Bởi vậy mà người Thầy cần phải biết học trò mình là cỏ hay tuy đẹp và có mùi thơm nhưng chỉ là cành hoa yếu đuối chỉ phù hợp với các pháp tiểu thừa. Hay thực sự là một cây đại thụ. Trước khi ngài truyền trao pháp bảo bằng đại pháp vũ nghĩa là cơn mưa lớn của Như Lai.
Mô Phật, nếu người học trò trong cơn thử thách lại đem tâm trí để phán xét các phương tiện khéo hoặc nghịch pháp của Thầy mình giả tướng, thì thế nào cũng bị tâm ngã mạn làm xa đường đạo. Bởi vậy "Y pháp bất y nhân" có nghĩa là người học trò do chưa đủ trí huệ và chưa chứng thiền nên không đủ trình độ để phán xét Thầy mình được, mà phải cứ y theo pháp của ngài dạy nhất tâm tu tập chứ đừng dùng tâm trí để bị các giả tướng lôi đi.
-    Thưa cụ như vậy câu "Y pháp bất y nhân" không có nghĩa là dù ông Thầy mình xấu không đủ tư cách và đạo hạnh, nhưng thôi mình chả cần, cứ y theo lời giảng của ổng mà tu tập thì rồi cũng giác ngộ thành Phật, vì là pháp của Phật chứ pháp gì của ông ấy?
-    Mô Phật, đúng vậy. Đó là một thái độ ngã mạn và ngu muội. Vì tự mình cắt đi sợi dây tâm linh nối với Phật và chư Thiên. Vì người ấy sẽ nhận được cái bóng điện nhưng không có ánh sáng vì mình đã tự cắt cái dây diện rồi.  Mô Phật, nếu chúng sanh có thể tu thẳng với Phật không cần Thầy. Thì Như Lai chỉ bảo qui y nhị bảo là Phật và Pháp chứ đâu có qui y tam bảo là: Phật, Pháp và Tăng.
-    Xin cảm ơn cụ.
-    Mô Phật, ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông nên tác bạch điều nay với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới thực đúng được.

Tưởng Vậy/30/9/2007

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/y-ph-225-p-b-t-y-nh-226-n.aspx

Thường Tịch Quang

Này Cỏ May, khi thể nhập Phật trường thì gọi là đắc khí. - Thế nào là Phật trường ư ? - Hềhề... Đó là Thường Tịch Quang của Phật Tánh còn gọi là Dụng của Tánh hay Phật Lực. Cái năng lực ấy vô hình vô tướng, nhưng là một thực thể chỉ có thể nhận biết qua các biểu thị của nó thông qua vạn pháp.
Thí dụ: Biết người ấy thể nhập Phật trường khi người ấy Đắc Khí và có các biểu thị như: thấy hào quang sáng lòa phóng đến, ngửi được hương thơm kỳ diệu, cơ thể phát nhiệt khi trời lạnh và mát mẻ khi trời nóng nực, lời nói và hành động tự thích ứng với mọi tình huống...v.v... phát sinh trí tuệ, có sự rung động đồng cảm với mọi người và pháp giới nên có thể viết văn, làm thơ, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sắp đặt và các môn nghệ thuật khác... Nghĩa là tự nhiên trở thành người nghệ sĩ tâm linh tràn đầy phúc lạc.
Ngươi hỏi tại sao khi Thể Nhập Phật trường của Như Lai cơ thể lại chuyển động ư?
- Này Cỏ May, ngươi biết tại sao có gió thổi không?
- Thưa cụ, nếu trên trái đất này nhiệt độ tại các nơi đều không thay đổi thì sẽ không có gió. Do nhiệt độ, không khí bị hun nóng nên giãn nở nhẹ hơn, bốc lên cao. Không khí lạnh từ nơi khác tự tràn đến lấp chỗ trống ấy tạo thành gió.
- Hềhề... Cũng vậy. Nội khí trong người ai cũng có. Nó là điều tự nhiên và là Phật lực của vị Phật tại thân ẩn tàng trong mỗi chúng ta. Nay tại một nơi trên cơ thể chúng ta bị bệnh. Phật lực hay nội khí tại nơi ấy yếu đi hay có lỗ hổng về năng lượng, nên năng lượng sinh học của cơ thể sẽ tự chảy đến chỗ ấy để làm đầy, để tái lập lại quân bình âm dương cho cơ thể, để dòng chảy tự nhiên của Phật lực trong cơ thể điều hòa ổn định thuận tự nhiên theo Dịch lý của trời đất.
Dòng chảy của Phật lực về vùng bị bệnh ở bên trong, sẽ kéo theo chuyển động của cơ bắp ở bên ngoài và tạo thành sự chuyển động phù hợp với từng cơ địa và bệnh lý riêng của từng người.
Không phải là cố gắng trị bệnh. Điều ấy tiềm năng cơ thể và Phật lực tự nhiên làm. Chỉ cần đừng cản trở một cách cố ý và hay vô thức sự vận hành tự nhiên này mà thôi!
Này Cỏ May, cũng như dòng điện chạy thì cái quạt điện này tự quay vậy mà. Cái đấy giống như người luyện Khí.
Còn nếu ta lấy tay nắm cánh quạt mà quay. Cái đấy gọi là Thể Dục thông thường!
Dòng Khí này, Phật lực này ai cũng có, bởi ai cũng có Chân Nhân hay Con Người Thật của mình ẩn tàng bên trong. Nhưng do rối loạn tâm, do căn trần duyên nhau, do trụ "Ngã", do phóng chiếu qua lăng kính cái Tôi, nên sự luân chuyển tự nhiên của Phật lực bị đứt đi, bị rối loạn, bị mê mờ không hiển thị thành sức mạnh khả dụng được.
Nay do hành thiền, tập định, do nhứt thời không rối loạn tâm khi thực hành Khí Công Dưỡng Sinh hay Thiền Năng Lượng mà tái lập sự vận hành tự nhiên của Phật lực. Qua nhận biết tỉnh giác và Phật lực tương ưng, nên Con Người Thật của mình phục sinh. Do vậy mà lành bệnh, do vậy mà tăng cường sức khỏe, do vậy mà phát sinh trí tuệ và thân tâm thường an lạc.
Này Cỏ May, không phải ráng tập, ráng tu, để đạt những cái ấy, mà là thuận tự nhiên, không giả tạo, sống bằng con tim nhân hậu và không cản trở thì điều ấy tự nhiên thành. Cái ấy gọi là:"Mây mù tan thì huệ nhựt tự chiếu sáng" vậy!
Này Cỏ May, ông hỏi thế tại sao ta và những vị huynh cao cấp của bản môn khi đắc khí lại yên lặng không hề chuyển động?
- Cái đấy gọi là "Gió thổi nhà trống, lửa cháy khoảng không"
Nghĩa là:
1. Khi đắc khí nếu Thân còn bệnh :
Thì cơ thể sẽ chuyển động theo muôn ngàn tư thế khác nhau. Không phải những tư thế này chữa lành bệnh. Mà Khí hay Phật lực bên trong di chuyển về "Ổ Bệnh" để quân bình âm dương và làm lành bệnh. Này Cỏ May, sự chuyển động của cơ thể chỉ là hiện tượng và bản chất của nó là dòng chảy của Phật lực ẩn tàng bên trong:
2. Do vậy khi một người Thân không có bệnh:
Thì đắc khí cơ thể sẽ tự chuyển động TRANG NGHIÊM. Đấy là khi người bệnh còn chấp Thân này là mình. Nếu người ấy qua tu học không còn "Chấp Thân" nữa, mà thân cũng không bệnh. Thì khi đắc khí Thân người ấy sẽ lặng ngắt không hề chuyển động!
3. Do vậy khi một người Thân đã lành bệnh nhưng tâm còn bị bệnh:
Thì đắc khí cơ thể sẽ chuyển động có tướng là TRANG NGHIÊM, nhưng trạng thái của động tác lại nhuốm màu tham dục.
Thí dụ:
Người ấy Sân bên trong, thì bên ngoài động tác đắc khí tuy điều hòa nhưng sẽ có trạng thái của Sân Hận.
Người ấy Si bên trong thì bên ngoài động tác đắc khí tuy điều hòa nhưng sẽ có trạng thái của Si.
Người ấy có tâm Tham bên trong, thì bên ngoài động tác đắc khí tuy điều hòa nhưng sẽ có trạng thái của Tham.
Này Cỏ May, người ấy không giả vờ được khi đắc khí, nên các biểu hiện khi đắc khí là "Thật Tướng của Tâm Thức" người tu.
Cái gọi là Tập khí nhiều đời và các Lậu Vi Tế khi đắc khí đều phơi bày ra bên ngoài qua trạng thái của động tác. Do vậy mà người Giám Thiền có căn cứ để hướng dẫn các Pháp Đối Trị thích hợp cho từng người.
Này Cỏ May, ta có thể theo dõi lời nói và hành động của người tu trong Thiền đường để tùy theo đấy mà có pháp đối trị. Nhưng đấy là đối với các LỖI THÔ.
Còn đối với người khéo nhịn, khéo đóng kịch và các LỖI VI TẾ thì phải qua trạng thái động tác của họ khi đắc khí mới có thể biết được, để tùy theo đấy mà có pháp đối trị.
Này Cỏ May, bản tánh của loài người là khéo đóng kịch.
Khi có người đối diện, nếu là người chưa chứng ngộ thì tòan bộ lời nói và động tác của người ấy đều là đang đóng kịch một cách có ý thức hoặc vô thức.
Bởi vậy người xưa có dạy rằng:
"Xét quân tử thì hãy xét trong phòng kín"
Ta nay cũng nương theo đấy mà rút ra được một kinh nghiệm là:
"Xét tâm thức của người Tu thì hãy xét khi họ Đắc Khí"
Hềhề... Qua các trạng thái của động tác, người thực hành thiền năng lượng như là được khám bệnh cho Tâm. Nên sau đấy sẽ được các vị Giám Thiền hướng dẫn các pháp đối trị để trị lành tâm bệnh. Khi tâm bệnh đã lành rồi, biểu hiện của động tác khi đắc khí lập tức không nhuốm màu Tham, Sân, Si nữa.
4. Do vậy khi một người Thân đã lành bệnh, Tâm đã lành bệnh. Nhưng còn "Chấp" Thân Tâm này là Mình:
Thì khi đắc khí cơ thể sẽ chuyển động TRANG NGHIÊM vàTHANH TỊNH. Nếu người ấy đang niệm Phật trì kinh, trì chú, thì động tác sẽ có tính thiêng liêng, nhàn hạ, ung dung, tự tại.
5. Do vậy khi một người Thân đã lành bệnh, Tâm đã lành bệnh. Và "Không Chấp" Thân Tâm này là Mình:
Thì khi đắc khí cơ thể sẽ ngồi im, lặng ngắt, nụ cười an lạc nở trên môi, không chuyển động ở cơ thể cũng như có các biểu hiện tâm lý khác. Toàn thân tuy ngồi im mà tràn đầy phúc lạc.
Mô Phât! Và đó chính là THIỀN TỊNH thực sự.
Này Cỏ May.
Vậy đắc khí và chuyển động trị bệnh không chưa đủ. Mà phải còn luôn nhận biết tỉnh giác điều chỉnh toàn bộ trạng thái động tác và các biểu hiện tâm lý mà năng lượng giác ngộ đã phơi bày trần trụi ra bên ngoài. Làm cho mọi biểu hiện này Trang Nghiêm Thanh Tịnh, An Lạc và vô dục.
Hềhề... Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy.
Ông hỏi thì ta chỉ thuận miệng nói thế thôi, chứ ta chỉ là một lão già nhà quê ở xó núi, đạo học là bao mà dám lộng ngôn.
Mô Phật!
Ông nên tác bạch việc này để chư tăng và chư Thiện Tri Thức phát tâm chỉ dạy cho thì mới được.

Tưởng Vậy/13/9/2008

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/th-ng-t-ch-quang.aspx

Thần chú

- Thưa cụ câu thần chú : Um mani padme hum, có nghĩa là gì? - Thần chú không có nghĩa! - Tại sao thế?
- "Nghĩa" thuộc phạm trù khái niệm, tức là sản phẩm của tâm trí. Trong khi thần chú lại thuộc về cái tối thượng vô giới hạn, nên phi khái niệm.
- Thế, sao có nhiều sách giải thích nghĩa của một số thần chú. Cụ thể nếu tôi nhớ không lầm. Có lần cụ cũng giải thích nghĩa của thần chú Um mani Padme hum rồi. Nhưng tôi vì quên nên nay mới hỏi lại?
- Ta chỉ giải thích nghĩa của câu chữ: Um mani padme hum, chứ không phải thần chú Um mani padme hum. . .!. . .
- Thưa cụ, có gì khác biệt giữa hai việc ấy vì cùng là một câu ấy cả?
- Có chứ!. . . Câu chữ và cụ thể là âm thanh của nó chỉ là cái mắc áo. Và sức thần linh diệu bên trong cái ấy mới là cái áo!. . . . .
- Vậy cách hành trì thần chú như thế nào mới có hiệu lực?
- Mô phật!. . .Không cần hành trì gì, thần chú vẫn đang hiệu lực.
- Tại sao thế?
- Nếu là thần chú thì thuộc về cái tối thượng. Nên muôn đời nó "vẫn đang là" chưa bao giờ ngừng nghỉ, chẳng có bắt đầu và cũng chẳng có kết thúc!. . . .Nếu phải đọc lên mới có hiệu lực thì nó thuộc về thế gian pháp chẳng phải "thần" nữa.
- Thế tại sao trong kinh sách chư Bồ Tát lại dạy người ta niệm thần chú?
- Mô Phật!. . .Người ta ở đây ám chỉ "con người thật" chứ không phải niệm bằng cái miệng máu thịt với cái tâm ham pháp thuật thần thông.
- Mô Phật!. . .Đã là con người thật thì tại sao còn phải niệm?
- Vâng tại sao lại phải niệm?
- Cụ chẳng thấy mình đang mâu thuẫn sao?
- Chẳng phải mâu thuẫn. Vì nếu niệm thần chú bằng cái miệng máu thịt với cái tâm ham pháp thì cái được chỉ là : "cái mắc áo". Nghĩa là: Khả năng đọc tiếng Phạn rất hay và cái vẻ bề ngoài trang nghiêm đạo mạo. . . .
Còn khi hành thiền hội nhập với con người thật của mình rồi, thì âm thanh của: Um mani padme hum, sẽ là cái duyên để "Con người thật" hiển thị âm nhạc của cõi lặng yên với vũ điệu của tình yêu tối thượng! . .
- Xin cụ cho một thí dụ về vấn đề này?
- Này Cỏ May!. . .Khi tia nắng ban mai đầu tiên vừa chiếu rọi thì con chim chìa vôi cất tiếng hót líu lo và xoè đuôi múa điệu múa của tình yêu bất diệt. . . .Ta cũng vậy . Khi âm thanh của thần chú vang lên. " Con người thật" trong ta chợt cất cao tiếng niệm thần chú với sự giao hoà đồng cảm và rung động sâu xa .
Này Cỏ May!. . .Việc niệm thần chú trở thành cái tự nhiên. . . .Sức thần niệm chứ không phải "cái ta" niệm và ta cũng như con chim chìa vôi kia. . .ta cũng giao hoà năng lượng và múa điệu múa của tình yêu tối thượng. . . .
Này Cỏ May!. . .Trong ánh sáng ban mai lúc cao độ của nó, con chim chìa vôi tràn đầy ngẫu hứng. . .nó hót nhiều giọng điệu nhiều cung bậc mà vẫn là tiếng hót chìa vôi. . . .mà con chim mái vẫn rung động và vẫn đến. . . .Ta cũng vậy trong hào quang của Như Lai, khi giao hoà và đồng cảm cao độ thì chẳng còn đúng sai. . .chẳng còn tiếng Phạn hay tiếng Việt. . . . . .chẳng câu nệ câu này chữ nọ. . . .Khi ấy mọi thần chú đều như nhau. . . mọi cung bậc và âm điệu đều như nhau. . . .chẳng sai. . .chẳng đúng. . .chỉ còn nương cái ấy để giao hoà. . . . . .để cái Một và "cái toàn diện" tan chảy, trộn lẫn và biến mất vào nhau!. . .
Này Cỏ May!. . .khi ấy. . .câu chữ đã chết. . . mà sức thần của câu chữ thì lại đang sống dậy cất lời ca và múa điệu múa của linh hồn!. . . .
Mô Phật!. . .Cũng như con chim chìa vôi kia, sau khi nó hót thì con chim mái đến!. . . .Ta cũng vậy sau khi "con người thật" hát thần chú. . .múa thần chú. . . .thì Thượng Đế đến. . .thì người yêu tối thượng và thiêng liêng đến!. . . .
Sau khi con mái đến thì con chim chìa vôi không hót nữa vì có sự hợp nhất sâu sắc thế!. . . .
Mô Phật!. . . .Ta cũng vậy. . .sau khi thiêng liêng đến thì mọi thần chú đều im bặt. . . mọi điệu múa đều lặng ngắt. . . .Nhường chỗ cho sự tan chảy của ta vào Thượng Đế. . .và sự biến mất của Thượng đế vào trong ta! . . . .
Này Cỏ May!. . .Khi ấy Phật và chúng sanh đều biến mất. . .cái còn lại chỉ là tình yêu tối thượng đang múa đang hát hoặc đang lặng yên mà chất ngất trào dâng !. . . . . .
- Mô Phật!. . .Xim cảm ơn cụ về tất cả những gì cụ đã nói và hiển thị hôm nay.
- Này Cỏ May!. . . .Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy. . . Rồi khi nào rảnh đến đây uống trà nói lại để ta học với!. . . .
- Mô Phật!. . . .Sao cụ không tự mình hỏi có hơn không?
- Ta cũng đang hỏi và đang tu học không phút nào ngừng bằng giao hoà đồng cảm và tỉnh giác!. . . .

 Tưởng Vậy/17/10/2006

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/th-n-ch-250.aspx

Phục sinh

-Chào cụ Tưởng Vậy -Chào chú Ba Gàn
-         Thưa cụ, thế nào là phục sinh?
-         Đó là sự sống vô ngã.
-         Nó giống như cái gì?
-         Như đứa bé tượng hình trong bào thai của mẹ.
-         Do đâu mà được vậy?
-         Do hợp nhất âm dương thành thái cực. Do nhị nguyên biến thành nhất nguyên. Do tâm trí phân lập biến thành cái Một phi tâm trí.
-         Như vậy là vô thức sao?
-         Không phải vô thức, cũng không phải ý thức mà là "ý thức vũ trụ".
-         Nó giống như cái gì?
-         Đó là trạng thái "Thiên địa nhân đồng nhất". Như bào thai không có sự sống riêng. Mẹ nó sống thì nó sống. Mẹ  nó thở thì nó thở. Mẹ nó ăn uống thì chất bổ dưỡng tự san sẻ cho nó. Mẹ nó buồn vui hay sinh hoạt đều ảnh hưởng đến thai nhi. Nói chung, ý thức đang đều khiển cuộc sống của mẹ nó như là chung cho nó.
-         Như vậy phải chăng người đã đắc khí thì lời nói hành động luôn thuận tự nhiên và phi tâm trí?
-         Chưa hẳn đã vậy!
-         Tại sao thế?
-         Như đứa bé trong bào thai của mẹ. Trước tiên, đầu của thai nhi hướng lên trời thuận theo chiều của mẹ nó. Đó như chiều về với Thượng Đế!.
Thế nhưng để chuẩn bị đi vào đời. Đầu của thai nhi lại từ từ quay xuống dưới. Đó như chiều của sự "thiện thệ độ sanh".
Khi sinh ra đầu đứa bé chưa thể hướng lên trời được. Nó phải ở tư thế nằm ngang một thời gian. Chiều nằm ngang là chiều của vô thức. Chiều của tâm trí. Chiều của tình dục và sự sống bản năng. Chiều của con vật. Con vật nào cũng đều ở tư thế nằm ngang song song với mặt đất. Đứa bé mới sinh ra cũng giống như người học khí công hay thiền động mới đắc khí, chỉ được mặt năng lượng còn tâm thức chưa phát triển cần phải tuân thủ mọi giới luật để có cuộc sống đạo hạnh. Nếu chỉ y cứ vào năng lượng rất dễ sa vào bản năng vô thức.
Này chú Ba!. . .Đứa bé phải trải qua một quá trình chuyển động tự phát bản năng, từ nằm ngửa, lật sấp, biết trườn, biết bò, biết ngồi, và cuối cùng mới biết đứng dậy và bước đi bằng hai chân. Toàn bộ quá trình của nó đều tự động. Riêng biết đi bằng hai chân nó phải học ở người đời nếu không thì không thể tự biết đi được. Như vậy từ chiều ngang của vô thức qua quá trình phát triển nó dần dần hướng đầu lên trời để cuối cùng lại trùng với chiều của ý thức, chiều của tỉnh giác, chiều hướng về thượng đế!. . .
Cũng vậy người tu Khí Công Dưỡng Sinh hay thiền động phải qua quá trình rèn luyện với các bài tập chuyển động năng lượng tương ứng với từng giai đoạn phát triển của hài nhi như : vận khí chuyển động các khớp, xà quyền, các loại hình vận động bắt chước tư thế của động vật như thất tinh quyền . . . . . . .Trong các giai đoạn này nhất thiết phải vừa hành công vừa tập giữ gìn giới luật để tránh tự phát bản năng.
Tiếp đến như cháu bé tập ngồi. Người tu khí công bắt đầu tập thiền định để dần tiến tới bát nhã.
Trong giai đoạn tiếp theo này do thực chứng tâm chánh định nên các bài hành công là ở tư thế ngồi hoặc đứng như : Nội gia thái cực quền, nhất nguyên quyền, vô cực quyền. . . .
Giống như cháu bé cần phải được người đời dạy mới biết đi bằng hai chân. Người tu Khí Công và thiền động muốn có một cuộc sống thuận với tự nhiên, thuận theo chiều tỉnh giác của thượng đế. Nhất định phải đi vào đời để học tập rút cho được cái kinh nghiệm: tuỳ duyên hiển tướng mà vẫn không rời phật tánh của mình! . . .
Không có người dạy đứa bé sẽ mãi bò bằng bốn chân!. . .Không có trường đời người tu sẽ lẩn quẩn trong vô minh không thực chứng được bát nhã!. . . .
Từ chiều ngang của vô thức bản năng người tu khí công hay thiền động đã dần vươn lên chiều đứng của thượng đế. Bởi vậy để tái hợp với Như Lai. Để hội nhập với bản thể. Để trùng với cái biết của sự tồn tại. Bằng tư thế ngồi, đầu vươn thẳng lên trời, người tu thực hành thiền đại thủ ấn để "cái Một" hợp nhất với "cái Toàn diện".
-         Thưa cụ, tôi xin lỗi phải cắt ngang. Nhưng tại sao ở giai đoạn này phải dùng tư thế ngồi?
-         Vì nó là trung gian giữa bò bằng bốn chân và đi bằng hai chân. Nó là trung gian giữa vô thức và ý thức. Nó là trung đạo vì giữa Phật và chúng sanh. Mô Phật!. . .Nó là khởi điếm vì trùng khớp với thân phận của con người!.
-         Thưa cụ!. . .Cảm ơn cụ rất nhiều về buổi đàm đạo hôm nay.
-         Mô Phật!. . .Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin chú Ba hỏi việc này với chư vị thiện tri thức rồi bảo cho tôi biết với.

Tưởng Vậy/19/10/2005

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/ph-c-sinh.aspx

Ngũ trí

Này Cỏ may!. . . Làm Phật sự có nghĩa là "Tánh tuỳ duyên hiển tướng". . . Như gió thổi làm mặt hồ nổi sóng. . . Thông qua một duyên thì Phật lực tự hiển thị thành các tướng tương ứng.
Đấy là người đã khế tánh!
Còn nếu chưa khế tánh, thì thường qua một duyên cái ngã sẽ hiển thị qua lời nói và hành động.
Thế cho nên bài tập lớn nhất quan trọng nhất là: Yên lặng tỉnh giác, đồng cảm với sự sự vật vật. . .
Bởi vì khi ấy, năng lượng của ta hợp nhất với năng lượng của đối tượng và cùng rung động theo một nhịp điệu chung. . .

Này Cỏ May!. . . . Đó là năng lượng của "Vô ngại đại bi tâm"!. . . . .
Thế rồi bên trong thì rỗng không sâu hun hút, bên ngoài thì rung động cùng một nhịp điệu với hiện tượng, nghĩa là cùng một dòng chảy với sự sự vật vật. . . . Bỗng nhiên sự sự vật vật đều quay đầu chảy về phía ta. . . . Chảy mãi về phía cái lỗ hổng sâu hun hút không đáy của "Đại bi tâm"!. . . .
Lạ thay!. . . . Ta chẳng đi đâu, chẳng về đâu. . . . mà vạn pháp tự quy về!. . . . . .
Dòng chảy cứ chảy. . . . mà một mảy cũng không đầy!. . . . Haha!. . .ha!. . . Chẳng cần tịnh. . . chẳng cần động. . . . chẳng có Ta. . . . chẳng có Người. . . . chẳng có cái Một . . . . cũng chẳng có cái Toàn Diện!. . . . Mà chỉ duy nhất có cái dòng chảy. . . . . chảy mãi về cái lỗ rỗng không không đáy. . . . sâu vô cùng vô tận! . . .

Này Cỏ May!. . . . Nó là HUM!. . . .
Không phải ngươi HUM với Thượng Đế mà cái bí mật chính là mọi biểu thị của Thượng Đế Hum với ngươi. . . Cái bí mật lớn nhất ta tiết lộ với ngươi. . . . chẳng phải ngươi tu là để Hum, để quay về hợp nhất với Thượng Đế. . . với Như Lai!. . . . Mà chính là cái ngược lại. . . . là để mọi biểu thị của Như Lai của Thượng Đế tự quay đầu chui tọt vào cái lỗ rỗng không thông trời thông đất của ngươi!. . . .

Ngươi hỏi tại sao vậy à?
Tại vì khi ấy ngươi trùng với Phật Tánh. . . Tại vì khi ấy ngươi khế Tánh. . . . . . . .
Này Cỏ May!. . . Trong một buổi trà đạo, ngươi thường thấy chư huynh trưng bày một tác phẩm ngẫu hứng như là: một nghệ thuật sắp đặt, một cái tranh thiền, một lọ hoa, một bài thơ, thư pháp, hay một chữ linh phù. . . .v.v. . . Cái ấy là công án. . . . cái ấy là tạo một "duyên phi khái niệm" để Phật tánh nơi các ông tự đồng cảm và biểu thị. . . Cái ấy là để năng lượng của "Vô ngại đại bi tâm" tuỳ cái duyên ấy mà hiển tướng Phật. . . .

Ông hỏi tại sao à?
Tại vì, cũng như nước sạch sẽ tùy hình dạng của vật đựng mà vừa khít . . . mà lấy làm hình dạng của mình. . . . Thế nhưng nước vẫn là nước tinh khiết, chứ không bị biến chất đi.
Bởi vì cái công án ấy. . . . cái tác phẩm trưng bày ấy. . . . cái lời nói ấy. . . . cái hành động ngẫu hứng ấy là phi khái niệm. . . . Nên nếu còn ở trong tâm trí. . . thì lập tức sẽ hiểu nhầm, do chấp tướng hoặc chấp ngữ. . . Bởi vậy mà lời nói và hành động bám chặt vào phạm trù các khái niệm sẽ như là một phản ứng của cái Tôi, chứ không phải là một phản ảnh của bát nhã!
. . . .
Cho nên trước các tác phẩm ấy, để Tánh tự tuỳ duyên hiển tướng hay là để bát nhã tự biểu thị thì người chưa khế tánh phải tinh tấn rèn luyện và tu chứng qua các giai đoạn sau:

1.  Đầu tiên nhìn nó với: "Diệu quán sát trí" nghĩa là đắc khí với đức Bảo Sanh Như lai, yên lặng chứng kiến trong tỉnh giác mà không phán xét. . .
2.  Nhiên hậu tiếp nhận các thông tin ấy với "Bình đẳng tánh trí", nghĩa là đắc khí với đức đạo sư A Di Đà Phật, để chỉ tiếp nhận các thông tin thuần khiết phi khái niệm. . .
3.  Tiếp theo đắc khí với đức Bất Không Thành Tựu Như Lai để các thông tin ấy chui tọt vào cái lỗ rỗng không của "Thành sở tác trí". . . .
4.  Sau đó đắc khí với Đức A Súc Phật và để Đại Viên Cảnh Trí hiển thị thành các linh ảnh.
5.  Cuối cùng thông công với đức Tỳ Lô Giá Na Phật, để tự tánh pháp thân tự biểu thị qua lời nói và hành động. . . .
Này Cỏ May!. . . Tính thiền và tính Mật luôn tác động qua lại hỗ tương đối đãi để người tu thăng hoa về phía giác ngộ. . .
-          Nếu thường yên lặng chứng kiến trong tỉnh giác thân tâm thì năng lượng sẽ biểu thị chính xác.
-          Nếu năng lượng sung mãn biểu thị chính xác sẽ làm cho việc chánh niệm và tỉnh giác trở nên phi nỗ lực.
. . . .
Bởi vậy, chư huynh dùng phương tiện thiền ngữ, thiền cơ hoặc các tác phẩm nghệ thuật ngẫu hứng phi khái niệm đều là tạo một duyên để các trà sĩ tập khế tánh tùy duyên. . .
Và các Quán Trà chẳng những có trà ngon, mà còn có các Phật duyên như vậy. . . . Hy vọng là ông sẽ thấy vui và thích!. . . .

Mô Phật!. . . Đây chỉ là kinh nghiệm riêng của ta. . .
Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. . . . Ông nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới được.

Tưởng Vậy/14/3/2007

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/ng-tr-237.aspx

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Luân hồi

-Chào bác Ba Gàn
-Nè! ông Tưởng Vậy. Nay có nhân duyên gặp nhau đây, tôi xin hỏi khí không phải mong bác bỏ quá cho?
Gật đầu, im lặng, nhìn không nói!

-Luật "Luân hồi" có phải lúc nào cũng đúng ?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "luân hồi" cũng phải luân hồi. Nghĩa là biến dịch thành cái không luân hồi. Như vậy đâu phải lúc nào nó cũng đúng.
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

-Cũng vậy luật "vô thường" có phải lúc nào cũng đúng ?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "vô thường" cũng phải vô thường nghĩa là sẽ biến dịch thành cái không "vô thường".
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

-Cũng vậy luật "vô ngã" lúc nào cũng đúng ?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "vô ngã" cũng phải vô ngã. Nghĩa là nó sẽ biến dịch thành cái không "vô ngã".
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

-Cũng vậy luật "khổ" lúc nào cũng đúng?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "khổ" cũng khổ. Nghĩa là sẽ biến dịch thành cái không "khổ".
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

-Cũng vậy luật "không" lúc nào cũng đúng ?
-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.
-Vậy "không" cũng phải không. Nghĩa là sẽ biến dịch thành không "không".
-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.
-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!
-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

-Nè! Xin lỗi bác, tôi không chờ được nữa. Cứ xem như tôi đã nói hết ý mình rồi đấy. Bác trả lời cho, vì sao vô lý thế, sao khi đúng khi lại không đúng?
-Ý đừng nóng! Thế này, chẳng có chi vô lý cả, không luân hồi là nói về "tánh", không "vô thường" là nói về "thường", không "vô ngã" là nói về "ngã", không "khổ" là nói về "lạc", không "không" là nói về diệu hữu. Các yếu lĩnh: luân hồi, khổ, không, vô thường, vô ngã. Là đứng trên quan điểm tiểu thừa. Còn: thường, lạc, ngã, tịnh là các yếu lĩnh trên quan điểm đại thừa. Tiểu thừa nói về cái "một" còn đại thừa nói về cái "toàn diện". Chẳng mâu thuẫn nhau mà còn bổ túc cho nhau rất chặt chẽ là đằng khác. Trước áp dụng các tiêu chuẩn tiểu thừa là để hoàn thiện mình. Sau áp dụng các tiêu chí của đại thừa là để độ sanh.
-Hì hì! . . bác thông tuệ thật. Tiểu đệ xin bái phục.
-Mô Phật! chứ bác không nhớ tôi có biệt danh là Tưởng Vậy sao. Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Mong bác có dịp hỏi các vị thiện tri thức khác rồi bảo cho tôi biết với!.

Phù vân 07/04

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/lu-226-n-h-i.aspx

Liên Hoa Thủ

1.Đây là kỹ thuật luyện công của Thiền Năng Lượng với thủ pháp tay như hình bông hoa sen (Liên Hoa Thủ) đang từ búp tới nở và tỏa hương sắc. Khi Khí chỉ giao lưu vận hành trong cơ thể thì Liên Hoa Thủ sẽ nở hoa tại các luân xa.
2.     Khi năng lượng Khí trong người qua phép thông công giao hòa với năng lượng giác ngộ của Phật tánh thì gọi là Đại Thủ Ấn (Mahamudra). Đây là phép Thiền của Đại Thừa nên Liên Hoa Thủ sẽ nở hoa chẳng những trên các luân xa trên cơ thể mà còn nở hoa bên ngoài:
        -         Mũi nhọn bàn tay hướng trên cao trên đỉnh đầu để tác động phần Thượng giới.
        -         Mũi nhọn bàn tay hướng bên ngoài ngang giữa ngực để tác động phần Trung giới
        -         Mũi nhọn bàn tay hướng xuống đất để tác động phần Địa giới.

Đầu tiên hành giả đang trong giai đoạn hành Thiền Tịnh, với thủ pháp tay là Tam Muội Ấn. Đó là thế tay mà bất cứ người tu thiền nào khi hành công cũng sử dụng.
Khi hành giả hành Thiền Tịnh thực chứng trạng thái tâm không mà đầy nhận biết. Năng lượng sẽ bắt đầu phát sinh trong kinh mạch. Đây là giai đọan quan trọng:
1.     Nếu hành giả không an trú được trong trạng thái tâm không đầy nhận biết mà vẫn còn trong giai đoạn tâm trí nhị nguyên: Có không, thành bại, đúng sai, vinh nhục. . . .v.v. . .thì cơ thể sẽ chuyển động tự phát toàn thân, do vậy cần phải có giám thiền để giúp điều chỉnh.
2.     Nếu hành giả an trú được trong trạng thái tâm không đầy nhận biết, thì năng lượng giác ngộ sẽ từ từ dâng lên trong tủy sống để tiến đến đại não. Trên đường đi nó sẽ tự khai mở hệ thống luân xa (Chakaras). Khi ấy thủ pháp tay đầu tiên là Tam Muội Ấn ở ngang mức luân xa 1 nằm dưới đốt xương cùng của cột sống và trên hậu môn. Thủ Pháp tay này tương đương với mầm sen của Liên Hoa Thủ đang ngủ yên trong bùn của dục. Nhờ trạng thái tâm không đầy nhận biết, năng lượng không có sự cản trở gì sẽ từ từ thăng hoa khiến hai bàn tay với Tam Muội Ấn sẽ tự chuyển thành thế chấp tay với mũi nhọn bàn tay hướng xuống đất và từ từ dâng lên. Ngang qua luân xa 2 ở huyệt Khí Hải và luân xa 3 ở huyệt Thần Khuyết. Bàn tay chấp này được hút chặt vào. Năng lượng sẽ khiến nó làm các động tác khai mở các trung tâm quyền lực này.
3.     Thế rồi hai bàn tay chấp với mũi nhọn đang hướng xuống đất sẽ từ từ quay ngược lên để mũi nhọn hai bàn tay hướng thẳng lên trời. Điều nay tương ứng với quá trình thăng hoa chuyển hóa năng lượng dục thành năng lượng giác ngộ. Giai đoạn này tượng trưng cho mầm sen của Liên Hoa Thủ đang hóa thành lá và đang chuyển hướng để trồi lên mặt nước. Khi thăng hoa chuyển hóa đến luân xa 4 tại đại huyệt Đản Trung giữa ngực. Thì nó hoàn thành thế chấp tay. Tượng trưng cho Cái Một hay trạng thái Nhất Nguyên. Hai bàn tay chấp với mũi nhọn hướng lên trời sẽ được luân xa 4 hút chặt và sẽ tự xuất hiện các động tác khai mở trung tâm quyền lực này.
4.     Thế rồi từ đây hai bàn tay chấp tượng trưng cho cây hoa sen của Liên Hoa Thủ sẽ uốn éo thăng hoa vượt qua giai đọan nước từ ngực lên tới đỉnh đầu. Ngang qua luân 5 ở cổ họng và luân xa 6 ở giữa trán nó đều dừng lại làm các thao tác khai mở các trung tâm quyền lực này.
5.     Mặt nước của hồ tâm là luân xa 7 tại đại huyệt Bách Hội. Điểm giao tiếp với hư không. Và hoa sen đương nhiên chỉ nở hoa trong không trung. Cũng vậy hai bàn tay chấp khi dâng lên đến đỉnh đầu sẽ được hút chặt vào luân xa 7, tự làm các động tác khai mở và cuối cùng nó sẽ nở ra Hoa Sen Búp. Hai bàn tay chấp tại luân xa 7, dưới tác động của điển quang thiêng liêng sẽ tự hiển thị khế ấn (Mudra) trông giống như một Hoa Sen Búp của Liên Hoa Thủ. Đây là giai đoạn Hoa Sen của Liên Hoa Thủ hiển thị trong hư không. Đến đây là hoàn chỉnh quá trình Liên Hoa Thủ, nghĩa là quá trình thăng hoa chuyển hóa năng lượng dục để thành năng lượng giác ngộ. Đây cũng chính là quá trình tu lên nghĩa là: Phát Đại Nguyện. Hay là giai đoạn Tự Giác.
6.     Hành giả tu trì đến đây sẽ chuyển qua giai đoạn tiếp theo. Phi nỗ lực mà buông xuôi để cùng trôi với vạn pháp. Cái biết bây giờ là tự nhiên biết chứ không phải cố gắng nhận biết. Năng lượng bây giờ không phải đi lên bằng tự lực mà là ân điển thiêng liêng (Bakti) tự buông xuống qua phép thông công. Hai bàn tay với khế ấn như Hoa Sen Búp tự dâng lên, tách khỏi đỉnh đầu, để chuẩn bị nở hoa trong không trung, biến thành Hoa Sen Nở. Năng lượng bắt đầu vượt khỏi thể xác và cái biết bắt đầu ra khỏi tâm trí, đạt trạng thái Phi Khái Niệm.
7.     Ân điển thiêng liêng (Bakti) theo chiều của Thiện Thệ giáng xuống. Nó như ánh mặt trời chiếu rọi vào hoa sen và làm nó nở bung ra. Khế ấn Hoa Sen Búp của Liên Hoa Thủ từ từ tách ra làm hai khế ấn (Mudra) và chuyển động điều hòa trang nghiêm trong không trung. Khế ấn hai bàn tay sẽ tự thay đổi nhịp nhàng. Toàn thân hành giả như một đóa hoa sen khổng lồ của Phật đang khoe hương sắc. Với Thân là Đài Sen, Phật tánh là Hạt Sen, hai cánh tay với khế ấn như là Cánh Hoa Sen. Bởi vậy đến giai đoạn này Liên Hoa Thủ được gọi là Đại Thủ Ấn. Bởi hoa sen đến giai đoạn này mới tỏa hương và khoe sắc. Nên hành giả tu đến giai đoạn này mới tự thực chứng các khả năng về Bát Nhã như : Thuyết pháp biện tài vô ngại, viết văn, làm thơ, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, mỹ thuật,. . .v.v. . .Hành giả hành Bồ tát Đạo và biến thành một Nghệ Sĩ Tâm Linh luôn đầy rung động, ngẫu hứng, tức khắc, tức thì, sáng tạo và phi khái niệm. . . .
8.     Nhận biết như ánh sáng mặt trời làm Hoa Sen của Liên Hoa Thủ phát triển, thăng hoa, chuyển hóa để cuối cùng nở hoa, tỏa hương khoe sắc, làm đẹp cho đời cho đạo. Nếu hoa sen để trong bóng tối mãi thì sẽ tàn lụi đi không ra hoa được. Cũng vậy nhận biết tỉnh giác của mặt trời huệ sẽ chuyển hóa năng lượng dục thành năng lượng giác ngộ và biến phàm phu thành nghệ sĩ tâm linh đích thực. Đây là giai đoạn Thiện Thệ hay Bồ Tát Đạo của Đại Thừa. Nó cũng là giai đoạn Giác Tha.
9.     Cuối buổi tập khế ấn ở hai tay sẽ từ từ hạ xuống rồi hợp nhất thành ấn Tam Muội ở tư thế Thiền Tịnh. Và cơ thể hành giả lặng yên phăng phắc không còn chuyển động nữa. Trạng thái tâm trở về với tâm không đầy nhận biết. Và hành giả tự đi vào Thiền Tịnh một cách tự nhiên. Gọi là HUM. Nghĩa là vạn pháp quay về với Rỗng Không. Hoa Sen của Liên Hoa Thủ hết mùa tự tàn rụi đi để lại ngủ yên trong bùn. Khép kín một chu kỳ luyện tâm của Thiền Đại Thủ Ấn.
10.  Đối với Dalani: Um Mani Padme Hum. Thì UM nghĩa là rỗng không mà hiện ra vạn pháp, tương đương giai đoạn Thiền Tịnh với tâm không đầy nhận biết, hai tay ở thế Tam Muội Ấn bắt đầu chuyển hóa thành thế chấp tay. MANI là hạt ngọc, ở đây tượng trưng cho tinh khí thần hợp nhất nghĩa là Năng Lượng. PADME là hoa sen. Ở đây tượng trưng cho tất cả các thế tay Liên Hoa Thủ khi hành công. Và HUM nghĩa là vạn pháp quay về với rỗng không. Tượng trưng cho giai đoạn Liên Hoa Thủ tự quay về Tam Muội Ấn của Thiền Tịnh.
11.  Do vậy Dalani: Um Mani Padme Hum là chân ngôn quan trọng trong thiền đại thủ ấn, Bồ tát Liên Hoa Thủ là một hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Và linh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát với kỹ thuật tay ấn là một minh họa sinh động cho pháp Thiền Năng Lượng của Đại Thủ Ấn.

Nam Mô Tự Tánh pháp thân Tỳ Lô Gia Na  Phật
Đây là bài viết dành riêng cho chư huynh đang tu học Thiền Đại Thủ Ấn. Nó có tính chuyên biệt, không phải dành cho mọi người. Già viết theo yêu cầu của một số chư huynh.
Do Phật học của Già còn hạn chế, nếu có chi sơ xuất xin chư Tăng, chư Thiện tri Thức gần xa và chư huynh niệm tình bỏ lỗi cho.
Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Chư huynh hãy dùng trí tuệ và sự yên lặng cùng cực của mình để loại bỏ đi tất cả những gì không phù hợp.
Kính lạy Như lai, Bồ Tát Liên Hoa Thủ, Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm và chư Tổ.
Đệ tử xin thành tâm sám hối vì các lỗi trong bài viết này.

Tưởng Vậy/28/6/2008

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/li-234-n-hoa-th.aspx

Lễ phật

Ngày hôm trước tại quán trà Dưỡng Sinh. -Chào cụ Tưởng Vậy, -Chào chú Tư Chim
-          Thưa cụ! . . .Trước Phật chưa có tượng Phật để lễ lạy, mà Phật vẫn thành Phật. Sao nay phải lễ lạy tượng Phật mới thành Phật?
-          Cây mít này truớc không có trái mít gọi là "cây mít". Bây giờ có trái mít thì nó đã khác giống hay vẫn là cây mít?
-          Vẫn là cây mít.
-          Cũng vậy. Vấn đề không phải là ngồi im  hay lễ lạy. Mà là "Vô tướng" tuỳ duyên tự hiển tướng!
-          Vô lý!. . . Đã là "Vô tướng" sao lại có thể thành "hữu tướng" được.
-          Như trong vườn mít này. Có cây đã có trái, có nhiều cây mới trồng còn bé chưa có trái. Những cây bé này khi lớn đúng sức cũng sẽ có trái?
-          Đúng vậy.
-          Trái này cũng từ "Vô trái" mà thành. Chẳng phải vậy sao?
-          Nhưng nó phải có cây mít mới hiển thị thành trái mít được chứ?
-          Mô Phật! . . .Đúng vậy, "Vô tướng" hiển thị thành "hữu tướng" đều nội bao trong "Tánh".
-          Thưa cụ!. . .Trước Phật chưa có kinh Phật để tụng mà Phật vẫn thành Phật. Sao nay phải tụng kinh mới thành Phật?
-          Con gà trống này ban ngày không gáy. Bây giờ đêm đã gần tàn nên nó gáy , vậy nó còn là gà trống hay đã thành giống khác?
-          Vẫn là con gà trống.
-          Cũng vậy vấn đề không phải là tụng kinh hay ngồi im chỉ quán. Mà là "vô thanh" tuỳ duyên tự hiển thị mọi âm thanh.
-          Vô lý!. . . Đã là "Vô thanh" sao lại có thể thành "hữu thanh" được.
-          Ông thấy cái chuông này chứ?
-          Vâng có thấy.
-          Tôi chưa đánh thì cái chuông này không có âm thanh hay là "vô thanh". Bây giờ tôi đánh có âm thanh phát ra gọi là "hữu thanh". Vậy chẳng phải "vô thanh" biến thành hữu thanh là gì?
-          Nhưng phải có động tác đánh mới có âm thanh và phải có người nghe mới biết có âm thanh?
-          Mô Phật !. . . Từ "Tánh" cũng qua "duyên" mà có "Tánh nghe" "Tánh làm" như vậy! . . .
Ngày hôm sau cũng tại quán trà Dưỡng Sinh.
-          Chào cụ Tưởng Vậy.
-          Chào chú Ba Gàn.
-          Thưa cụ!. . .Trước Phật chưa có kinh Phật để tụng mà Phật vẫn thành Phật. Sao nay phải tụng kinh mới thành Phật?
-          Mô Phật!. . . Trước Phật thuyết pháp, nay chúng sanh tự "Phật tánh" tụng kinh thì đâu có gì khác! . . .
-          Thưa cụ! . . .Trước Phật chưa có tượng Phật để lể lạy, mà Phật vẫn thành Phật. Sao nay phải lể lạy tượng Phật mới thành Phật?
-          Mô Phật!. . Trước Phật mặc áo, thay áo, ăn cơm, ngủ nghĩ, ôm bình bát đi khất thực. . .v .v. . . đâu khác gì nay chúng sanh đảnh lễ tại tâm!. . .
Ngày hôm sau nữa cũng tại quán trà Dưỡng Sinh.
-          Chào cụ Tưởng Vậy.
-          Chào chú Cỏ May.
-          Thưa cụ tôi cũng muốn hỏi hai câu hỏi, mà bác Tư Chim và bác Ba Gàn đã hỏi cụ mấy hôm trước.
-          Hềhề!. . . Cái đang hỏi.

MÂY/15/3/2005

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/l-ph-t.aspx

Hoạt Phật

Hôm nay là ngày đổ đồng vào khuôn để đúc tượng Tổ Sư Liên Hoa Sanh. Xong việc, nghệ nhân, thợ và chư huynh đều tản đi nơi khác trò chuyện râm ran, ai nấy đều phấn khởi khi thấy Phật sự thuận lợi nhanh chóng và vui vẻ. Tại một góc xưởng đúc, Già Năm và chư huynh đang ngồi uống trà sau buổi làm Phật sự.
Cỏ May tranh thủ hỏi cụ già:
-         Thưa cụ thế nào là Phật hữu tướng?
-         Này muốn làm tượng Phật bằng đồng, thì các vật dụng làm nguyên liệu như: nồi, niêu, chảo, mâm, lư,. . v.v. . .đều phải bằng đồng. Cũng vậy muốn tạo muốn tôn giáo hữu tướng, người ta phải đặt ra rất nhiều qui định để các thành viên của tập thể ấy có các đặc tính chung của tôn giáo ấy. Này Cỏ May, nếu bây giờ ta không làm bằng đồng mà tạc tượng bằng gỗ hay làm bằng xi măng, thậm chí đắp bằng đất. . .thì có phải là tượng Phật không?
-         Vẫn là tượng Phật nếu dung mạo không có gì thay đổi
-         Thế cái "dung mạo Phật" do ai đặt ra? Ngoài đức Thích Ca mâu Ni Phật là Phật lịch sử. Có kinh sách nào qui định chăng?
-         Không có ai đặt ra cả. Không có kinh sách nào qui định cả. Đều do con người tự nặn ra cả, rồi sử dụng mãi thành ra thói quen. Nên bây giờ, nếu có người làm khác đi, thì đám đông liền cho là tà đạo, ngoại đạo.
-         Như vậy đúng là đúng với cái đám đông ấy chứ vấn đề không phải vậy. Vì đức Phật có thể hóa hiện ra vô lượng vô  biên hình tướng để tùy duyên mà giáo hóa chúng sanh.
-         Thưa cụ "vô ngã" khác với "đại ngã  chỗ nào?
-         Như cái nồi đồng này, được nấu chảy ra, rồi nhất quyết lúc nào cũng phải đúc thành tượng Phật. Thì cái nồi nó bỏ cái "ngã nồi" chứ nó biến thành "cái ngã Phật" to hơn bự hơn vì nó hợp lực với cái mâm, cái thau, và vô số vật dụng khác nữa. . .Trong trường hợp này, cái tượng Phật bằng đồng là đại ngã của những cái thau, cái mâm, cái nồi. . .v.v. . . và "cái ngã Phật" ấy liền cho mọi Thượng Đế hữu nhân cách khác tuy cũng được tạo dựng theo cùng một phương cách như mình là tà đạo còn "cái ngã Phật" của mình mới là chánh giáo!
-         Thế còn "Vô ngã" là sao?
-         Như cái nồi đồng này, bỏ cái "hình dạng nồi" của mình, được nấu chảy ra, để " có thể" đúc thành vô số các vật dụng khác và cũng có thể đúc thành tượng Phật hay bất kỳ một tượng Thượng Đế hữu nhân cách nào. Cái khả năng. . .cái có thể này. . . .được gọi là "Vô ngã". Vậy vô ngã phải luôn được biểu thị qua một "ngã" nào đấy nhưng không chấp không bám chặt vào ngã đang biểu thị mà có thể bất cứ lúc nào trong mọi nơi mọi lúc đều có thể biến thành cái ngã khác để tùy duyên hay thích ứng với tình huống đang xảy ra. Chứ vô ngã không phải là không có ngã nào!
-         Thưa cụ thế nào là giới?
-         Như cái lò kia, nấu đồng chảy ra để có thể đúc thành cái khác. Giới là những qui định làm người ta mất "cái ngã riêng" để thành "cái ngã chung" hay "cái ngã tập thể".
-         Vậy đến khi nào mới là giới thật sự?
-         Làm như vậy khi đến cực độ thì Cái Giới tự giữ giới, chứ không có cái Tôi cố gắng giữ giới!
-         Thưa cụ thế nào là chánh định?
-         Như cái khuôn bằng đất sét kia. Để mọi vật dụng bằng đồng khác nhau như cái nồi, cái mâm, cái thau, cái khay. . .v.v. . .sau khi nấu chảy đổ vào thì thành một hình tướng duy nhất cố định đã được qui định trước, ở đây là cái tượng Phật. Cái hình tướng chung này là Đại Ngã Duy Nhất Một. Và chánh định kiểu như thế nhằm định hướng tư tưởng và qui định phạm trù tâm lý để thành đại ngã!
-         Vậy đến khi nào mới là Định thật sự?
-         Làm như vậy khi đến cực độ thì Cái Định tự Định, chứ không có cái Tôi cố gắng giữ Định. Gọi là Đại Định.
-         Thế nào là tỉnh giác?
-         Như người thợ kia rót đồng vào khuôn phải khéo léo đổ đều vào các lỗ đúng kỹ thuật. Nếu sơ xuất thì cái tượng đồng sẽ thiếu mất một phần nào đấy hay sẽ hư đi. Ông thấy đấy, dùng tâm trí tỉnh giác chỉ là để hoàn chỉnh đại ngã!
-         Vậy đến khi nào mới là Tỉnh Giác thật sự?
-         Làm như vậy khi đến cực độ, thì cái Tỉnh Giác tự nó Tỉnh Giác, chứ không có cái Tôi cố gắng tỉnh giác!
-         Thưa cụ như vậy khi còn tâm trí, dù chánh định, dù tỉnh giác, dù bỏ cái ngã riêng của mình tuân thủ mọi giới luật, nhưng cái kết quả mới chỉ là "Đại ngã" hay hữu tướng và duy nhân cách. Vậy thế nào mới là cái rốt ráo?
-         Làm như vậy mà không bám vào các tướng cố định. Không phải Phật bằng đồng, bằng gỗ, bằng xi măng, hay theo một khuôn mẫu do xã hội định sẵn mà là: Hoạt Phật!
-     Xin cảm ơn cụ về những gì cụ đã nói hôm nay
-     Mô Phật, ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới thật đúng được.

Tưởng Vậy/13/3/2008

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/ho-t-ph-t.aspx

Đáo bỉ ngạn

-Về đi!. . . Phật tại tâm, ngoài tâm không có Phật.
-         Xin chỉ cho, tâm ở chỗ nào để biết chỗ mà về?
-         Ở nơi ông đang thấy, nghe và hỏi.
-         Đó không phải là chỗ, là nơi, nên không có hành động về.
-         Và cũng không chấp ở "không về"!
-         Vậy là cái gì?
-         Về!
-         Có phải khi ấy thì không còn việc gì để làm nữa, lặng yên rỗng không để tự phản ảnh?
-         Phải mà không phải!
-         !. . . .
-         Không còn việc gì để làm nữa, nhưng luôn cùng trôi với pháp giới!. . Tuỳ duyên hiển tướng nên lặng yên!. . . Rỗng không nhưng không phải không có gì!. . . .
-         Tại sao rỗng không, nhưng không phải không có gì?
-         Vì luôn luôn hiển tướng không phút nào ngừng nghỉ!. . . Như nước chỉ có thể hiển thị khi có vật đựng!. . . .
-         Rốt ráo là lặng yên chứ sao lại là chuyển động?
-         Bởi vì giác ngộ là cái đang là!. . . và con thuyền bát nhã cứ tiến mãi!. . . tiến mãi!. . . Bởi chẳng có cái gì như là bến bờ giải thoát hay là "đáo bỉ ngạn cả!"
-         Mô Phật!. . .Vậy có bờ bên này mà chẳng lẽ không có bờ bên kia!
-         Không
-         Tại sao?
-         Vì bờ bên kia ở ngay tại bờ bên này!. . .
      Hềhề! . . .Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy!. . .Nghe theo ta coi chừng sẽ bậy!. . . .
-         Mô Phật! . . .
TƯỞNG VẬY/7/8/2005

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/225-o-b-ng-n.aspx

Ngộ

Tất cả chúng tôi đều rất thích hoa cúc vàng. . . .Mùa thu là mùa hoa cúc . . . .Hoa cúc vàng mang mùa thu đi khắp nơi nơi. . .
Hôm nay sắp đến ngày nhà giáo. . .Nên có học trò mang đến tặng cụ Tưởng Vậy một bó hoa cúc vàng thật lớn và thật đẹp. . . .Hương hoa thơm nồng nồng hăng hắc quyện với hương trầm ngan ngát. . . .thành một mùi thơm dễ chịu. . . .Mùi của mùi thu nơi chốn Tổ !. . . .
Cụ Tưởng Vậy đang ngồi uống trà với mấy vị huynh ở xa vừa tới thăm:
-        Thưa cụ thế nào là "trực chỉ" ?
-        Xuyên qua hiện tượng, đi thẳng tới bản chất của sự tồn tại mà không sa đà vào các vấn đề râu ria.
-        Xin cụ cho một thí dụ
Cụ già cầm một cành hoa cúc đưa ra phía trước:
-        Khi đến đây các ông đều bảo là hoa cúc rất đẹp và rất thích nó. Vậy ta tặng nó cho các ông.
. . . .
Chẳng thấy ai bước lại lấy. . .
Cụ già đặt cành hoa xuống bàn mỉm cười ôn tồn:
-        Ta đã cho. . . .các ông đều có lòng muốn nhận. Nhưng không có cái hành động cần thiết là bước đến lấy. . . .cho nên cành hoa đẹp vẫn còn ở chỗ ta. . . .
Dù các ông có siêng năng cầu nguyện để được nó. . . .
Dù các ông có ngồi đấy bàn luận ra nhiều cách để lấy được nó. . . .
Dù các ông có đọc nhiều sách viết về hoa cúc. . . .
Dù các ông có tranh luận thuyết giáng rất hay về hoa cúc. . . .
Dù các ông có thành kính lễ lạy ta để xin cành hoa cúc này. . . .
Dù các ông có đặt ra nhiều môn phái và học thuyết về cách để có cành hoa cúc. . . .
Dù các ông tự hào mình đã thấy nó. . .đã đọc rất nhiều sách. . .đã nghe thuyết giảng rất nhiều về hoa cúc. . . .
. . . .
Nhưng than ôi!. . . .Các ông đều chưa bước lại đây để lấy nó! . . . .nên vẫn chưa thực sự có nó!. . . .
Than ôi!. . . Người cho đã đồng ý cho. . . .bao giờ cũng thế!. . . .Người nhận thì tha thiết muốn thọ nhận. . Nên ông biết không Cỏ May!. . .Cái cần thiết duy nhất là hành động bước đến lấy. . . . bước đến để thực sự cầm nó trong tay!. . . .Thế thôi!. . . .Mọi cái khác là râu ria!. . . .cũng tốt đấy nhưng không cần thiết!. . . .
Này Cỏ May!. . .Ta đang cầm cành hoa cúc trong tay. . . .các ông muốn có nó thì nhất thiết phải đến gặp ta và lấy nó đi!. . . .
Cũng vậy, Thượng Đế cũng đang cầm cái tối thượng. . . .hãy đến gặp ngài và lấy nó đi!. . . . .Hãy ngộ!. . .Hãy gặp ngài và thể nhập với cái tối thượng. . . .Và chỉ có vậy mới thực chứng, mọi cái khác là râu ria!. . . .
Hềhề!. . .Ông hỏi ngài đang ở đâu à? Ngài đang ở nơi mọi hiện tượng còn cái tối thượng là bản thể của hiện tượng. . . . Thế cho nên ngài ở khắp mọi nơi và ở chính ngay con tim ông đấy!. . .
-        Thưa cụ!. . .Thượng đế hiện tượng đang cầm cành hoa bản thể. Thế thì cành hoa con tim đang cầm là gì?
-        Mô Phật!. . .là cái yên lặng cùng cực giữa mọi rung động!. . . .
. . . .
Uống trà và đàm đạo xong, cụ già và chư huynh yên lặng thiền định. . . .
Sương thu tràn khắp nơi. . . .con người và cảnh vật như chẳng còn chi. . . .Không một tiếng động. . . .Chỉ còn mùi hương hoa cúc nồng nồng đăng đắng phảng phất khi có khi không. . . .

Một cơn gió nhẹ thoảng qua. . .hình như có tiếng lá rơi ngoài sân vắng!. . . .

Cỏ May/13/11/2006

Nguồn: http://duongsinh.net/w/tamlykhicong/ng.aspx

Chỉ và Quán

Chỉ là gì, Quán là gì?
  • Tịnh Công, thân ngồi yên lặng như núi đá gọi là "chỉ".
    Động Công tuy chuyển động nhưng luôn tỉnh giác, đúng với nội dung của nhất niệm, luôn điều hoà trang nghiêm không loạn động nên cũng gọi là "chỉ".
  • Tâm yên lặng không suy nghĩ vẩn vơ là "chỉ". Trụ vào trạng thái tịnh và rỗng không của tâm thức không phan duyên theo vọng niệm nên gọi là "chỉ".
  • Dù Tịnh Công hay Động Công, luôn nhận biết tỉnh giác nên gọi là "quán"
  • Là chứng nhân của chính mình. Đề mục của nhận biết là chính thân tâm mình, từ thô đến tế, từ ngoài vào trong, từ thân vào đến đáy tâm hồn, như : hơi thở, trạng thái của thân, trạng thái động tác, trạng thái tịnh và rỗng không của tâm thức v.v. . . do vậy nên gọi là "quán".
  • Không "chỉ" thì mất "định". Không "quán" thì mất "huệ". Nên "chỉ quán" là yếu lĩnh của Khí Công. Khí Công còn gọi là "thiền động" cũng vì có đặc tính "chỉ quán". Do vậy tập Khí Công cũng chính là "định huệ song tu" vậy !
  • Tập luyện lâu ngày, trụ được ở trung tâm, không ảnh hưởng bởi hiện tượng giới ở ngoại vi. Thấy "cái Một" hợp nhất với "cái Toàn Diện". Khi ấy không "chỉ" mà "chỉ" không "quán" mà "quán".Trôi theo dòng của Đạo gọi là "chỉ quán". Như đứa bé nằm trong bào thai của mẹ. Nó không suy nghĩ gì, không có hơi thở riêng, mẹ nó thở thì nó thở. Không hành động riêng, âm dương tương thôi sinh ra vạn thế. Nó và mẹ nó hợp nhất. Người luyện Khí đạt trạng thái "Thiên Địa Nhân đồng nhất". Do vậy không phải là tập luyện mà yên lặng để trời đất hiển thị qua ta. Như vậy không phải chứng đắc cái gì, mà xả bỏ mọi sự quay về an nghỉ trong bào thai vũ trụ.
  • Vô sự, vô tác, vô tướng là cái rốt ráo của "chỉ quán" vậy !
                                                                                                                               GIÓ 13/09/2003

Nguồn: http://duongsinh.net/w/tamlykhicong/ch-v-224-qu-225-n.aspx

Không Lạc song vận, Từ Bi và Trí Huệ

- Thưa cụ, thân phụ con bị bệnh mãn tính, con có thể dùng Khí Công trị bệnh cho cụ được không?
- Khi không thật cần thiết thì đừng làm, để việc ấy cho y tế. Vì chúng ta tu giải thoát là chính chứ không sa đà vào việc trị bệnh.
- Nhưng nếu làm thì phải như thế nào?
- Ông nên làm theo sự hướng dẫn ở Mục Luyện Công trên Diễn Đàn phần "Kỹ thuật phát công trực tiếp"
- Con có làm như vậy, nhưng có cảm giác năng lượng không qua bệnh nhân hoặc qua rất ít nên các biểu hiện xảy ra có chừng mực.
- Nên cũng cố và phát triển "TÂM TỪ BI". Khi có lòng yêu thương bệnh nhân và vô vụ lợi thì Khí Trường đôi bên sẽ hợp nhất. Do đó năng lượng của người phát công sẽ có tác dụng đến người kia. Còn nếu Tâm Từ kém, thì dụng công hao lực mà không kết quả hoặc kết quả rất hạn chế.
- Thưa cụ, khi con thực hành kỹ thuật ấy thì một lát sau người nóng ran lên và tim mình hơi hồi hộp. Như thế có sao không ạ?
- Nếu như thế thì chưa đủ Tâm Lực đừng làm nửa, vì sẽ ảnh hưởng đến thể lực.
- Như thế nào là đúng?
- Người phát công dù Trực Tiếp từng người hay Gián Tiếp cho cả đám đông đều phải thực chứng Tánh Không. Nghĩa là Thân Không và Tâm Không. Thân Không để "Năng Lượng Vũ Trụ" qua cơ thể mình mà cơ thể mình không phát nhiệt. Còn Tâm Không để Năng Lượng qua Tâm Trí mình mà Tâm mình không bị nóng nảy bực tức dể kích động.
Khi chưa thực chứng Tánh Không của Thiền mà đã dùng năng lượng trị bệnh cho người khác thì sẽ ảnh hưởng đến thể lực và tâm lý mình. Nếu sau buổi phát công mà thấy mặt nóng bừng lên, tai đỏ, mắt đỏ, thân nhiệt tăng, nhịp tim nặng nề . . . là sai. Nếu sau khi phát công mà tính tính thường trở nên nóng nảy hơn, dể kích động hơn, thường xuyên hí luận, hí sự, thường gây đấu tranh thị phi hơn là sai. Người Phát Công đúng thì phải: "KHÔNG LẠC SONG VẬN". Nghĩa là năng lượng phải luôn biểu thị qua Tánh Không và đi liền với " NIỀM VUI KHÔNG NGUYÊN NHÂN". Trong khi phát công và sau buổi phát công, cơ thể người ấy luôn mát, cảm giác như có làn gió mát thổi vào người, toàn thân khoan khoái, nét mặt tịnh an lạc, miệng hơi mỉm cười, động tác ung dung có Thiền Vị. Càng phát công người càng hồng hào khỏe mạnh, thần trí thanh tịnh an lạc và luôn tràn đầy nhận biết.
Nếu người ấy còn "Tâm Trí" hoặc chưa thường An Lạc, phát công là vì danh và vì lợi, thì càng phát công càng mất sức khỏe, tâm lý ngày càng căng thẳng khiến cuộc sống mất hạnh phúc. Trong khi phát công, người ấy lạc vào vô thức, động tác là bản năng, mất tịnh, mất an lạc, thân, khẩu ý, của người ấy bị năng lượng làm cho mất tịnh, mất Thiền Vị. Người còn Tham Dục mà phát công thì lửa tam muội đốt Thân Tâm khiến đời sống của người ấy luôn sa vào đấu tranh thị phi vì tâm lý luôn bị kích động căng thẳng. Người ấy thường hay mất đoàn kết, thường gây đấu tranh thị phi và thường ngã mạn. . .Người phát công sai do còn Tham Dục, luôn lạc vào mê tín, mất tự chủ, cơ thể sẽ gầy ốm dần, tâm lý ngày càng căng thẳng, cuối cùng sẽ mang trọng bịnh rồi chết. Ngoài ra người phát công đúng thì phải đi bằng 2 chân: "TỪ BI và TRÍ TUỆ".  Nghĩa là có tình thương yêu với tất cả chúng sanh, muốn chúng sanh luôn an vui hạnh phúc. Có như thế thì mới hợp nhất Khí Trường của mình với trường năng lượng của đối tượng, nhiên hậu phát công mới hiệu quả. Ngoài ra phải có trí tuệ nghĩa là không nô lệ cho năng lượng để nó tự phát, mà năng lượng nhất thiết phải biểu thị qua một kiến thức nhất định về y học cổ truyền và Khí Công mới được.
Ngoài ra để hổ trợ cho việc nhận năng lượng phát công. Người thực hành còn phải trường trai, để thân bớt tạp, mục đích nhận năng lượng mà Thân không phát nhiệt. Người phát công còn phải ly dục hoặc tiết dục để Tinh Khí đầy đủ, mục đích nhận năng lượng mà Thân không phát nhiệt và Tâm không bị căng thẳng dễ kích động. . .. Người phát công còn phải có cuộc sống lành mạnh, thanh tịnh, an lạc luôn tràn đầy nhận biết, mục đích nhận năng lượng mà không bị kích động tâm lý.
Mô Phật, bây giờ rất nhiều người tập Năng Lượng rồi dùng Năng Lượng tác động cho người khác mà không chứng Thiền, mà còn cầu danh và cầu lợi, rốt cuộc đều lạc vào mê tín dị đoan, mang trọng bịnh rồi chết. Những người ấy đều vì tham chút mật ngọt dính trên lưỡi dao, le lưỡi liếm nên đã bị họa đứt lưỡi. Chúng ta những người tu Thiền Năng Lượng nên lấy đó làm gương để tự răn mình.

Ba Gàn /Ghi theo lời giảng của Già Năm /18/8/2010

nguồn : http://duongsinh.net/thong_tin_chung/f/15/t/16506.aspx

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Tâm bệnh

Này Cỏ May!. . .Đầu tiên phải đắc khí tại tâm. . .
Biểu hiện của việc này là các xúc cảm trào dâng khi thụ khí. . . Như: khóc, cười, ca hát, nói tiếng thiên. . .v. .v. . .
Đây là các stress dồn nén gây bức xúc tâm lý. . . Nay được giải tỏa. . . Chứng tỏ năng lượng đang đi vào tâm. . . .
Phải giữ cho các biểu hiện này biểu thị từ tốn điều hòa tự nhiên không cường điệu. . . để nó tự chảy cho đến hết. . .
Đây là việc tế nhị nên cần phải có người giám thiền không nên tự tập một mình. . . .
Bởi nếu cường điệu các biểu thị này thì có thể có tác dụng ngược lại. . . nghĩa là thay vì giải tỏa thì lại làm căng thẳng thêm. . . .
Nguyên nhân có stress là do giác quan cảm thọ các sắc tướng, rồi kích động tham sân si trong tâm của mình. . . . gây buồn khổ. . . .

Này Cỏ May!. . . Tâm không bệnh là tâm thường an lạc. . . Còn các trạng thái tâm lý khác đều là đang bệnh. . . .

Bởi vậy muốn an tâm, định tâm và thường an lạc, người tu phải điều khí tự điều trị tâm bệnh của mình. . .

Cách làm như sau:
1.     Trước tiên phải đắc khí tại tâm
2.     Sau đó giải tỏa stress đúng phương pháp để quân bình tâm lý. . .
3.     Điều khí về "ổ tâm bệnh", đó là nguyên nhân tự thân gây ra stress này (các nguyên nhân này đều là: Tham sân si. . .)
4.     Niệm mã khóa xin tự điều trị nguyên nhân tâm lý này
5.     Cơ thể sẽ xuất hiện các động tác và các biểu thị tâm lý đối trị với tham sân si. . . Nếu đã học huyền công thì sẽ xuất hiện đại thủ ấn và linh phù. . . .
6.     Luôn trụ chắc vào mã khóa và nương theo điển quang để cơ thể và tâm lý tự biểu thị. . . . gọi là chánh định. . .
7.     Bài tập kết thúc khi cơ thể tự chấp tay làm động tác đảnh lễ Như Lai, chư Bồ Tát và chư Tổ. . . .
8.     Gọi là lành bệnh, khi sau này gặp trường hợp tương tự, không bị stress mà vẫn giữ được an lạc thiền. . .
9.     Người thân tâm không có bệnh là người có cơ thể khỏe mạnh và tâm luôn thường an lạc dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. . . .

Đây là bài tập cơ bản của thiền mật, ta cũng nhờ vậy mà luôn giữ được an lạc trước bao sóng gió của cuộc đời và trước bao chướng ngại trên đường tu tập. . . .

Ông đã hỏi thì ta không thể không nói. . .
Nhưng dù sao nó cũng chỉ là kinh nghiệm của cá nhân ta. . . . Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. . . Ông nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới được. . . .

Tưởng Vậy/14/7/2007

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicong/t-226-m-b-nh.aspx

Tánh thiêng

Dưới rặng mai già xù xì, lá non xanh mướt, Ba Gàn đang hành công. . .
Bên suối, Cụ Tưởng Vậy yên lặng uống trà. . .
Bao giờ cũng vậy, ở núi Vân hoàng hôn xuống chậm hơn mọi nơi. . .
Duới thung. . . đồng lúa, hàng tre, bãi dừa và làng xóm đã tối nhờ nhờ. . . mà ở đây, mấy vệt nắng mong manh vẫn còn lưu luyến chưa muốn đi. . .
Dòng sông ánh lên như một dải lụa bạch. . . .Lũ giang cánh xám đã về trò chuyện ồn ào trên ngọn cây. . . .
Gió xuân mát mẻ. . .lộc non vươn khắp nơi. . . .Mùi cửu lý hương nồng nồng cay cay. . . .mùi trầm thoang thoảng. . . .làm hương trà như đậm đà hơn. . . .
Ba Gàn đã tập xong. . . .Hắn cởi áo vắt vai cho mát và thong thả đi về phía cụ già:
-         Xin chào cụ
-         Chào chú Ba
-         Thưa cụ, cụ thấy tôi hành công thế nào, đúng hay sai?
-         Đúng nhưng còn sai.
-         Tại sao lại thế? Đã đúng thì làm sao còn sai được?
-         Đúng, nhưng tính thiêng liêng thì không?
-         Mô Phật. . . xin cụ từ bi nói rõ hơn. . .
-         Không phải ông tập. . . .không phải ngã hành công bằng tâm trí đúng sai. . . .mà hợp nhất với "tánh thiêng" để cơ thể tự nói tự làm. . . Hay nói cách khác động tác phải có hào quang. . . phải nhập thần. . . phải tràn đầy rung động thiêng liêng. . .nó là Phật lực chứ không phải ngã lực!. . .
-         Làm sao để được vậy?
-         Tỉnh giác khi hành công và trong cuộc sống.
-         Làm sao để không quên tỉnh giác.
-         Thanh tịnh thân tâm
-         Làm sao để thanh tịnh thân tâm?
-         Giới.
-         Thưa cụ thì vẫn là đúng sai của tâm trí ?
-         Đúng vậy. . .Nhưng nhờ thế mà toàn bộ quá trình. . .Định. . .Tịnh. . .Tỉnh giác. . .và hợp nhất với tánh thiêng. . . hiển thị.
-         Thưa cụ hợp nhất với tánh thiêng có phải là "Huệ" ?
-         Đúng thế nhưng ông hiểu thế nào là "huệ" ?
-         Đó là cái tự biết của Bát nhã. . là vô sư trí. . . là cái biết tự nhiên không cố gắng. . . .
-         Mô Phật chưa đủ. . .đó chỉ là một mặt của Như Lai. . . Bát nhã không chỉ là cái biết phi tâm trí. . .mà còn là "Cái làm phi tâm trí" nữa. . .
-         Thưa cụ tại sao lại thế?
-         Vì " Vô ngã" thì tri và hành hợp nhất.. . .Không có cái gì gọi là "Cái biết" tồn tại như một thực thể độc lập. Mà cái biết của bát nhã phải luôn hiển thị thông qua một "Dụng" hay biểu thị. . . .Mô Phật không có hành động nói hoặc làm thì không có bát nhã. . . Như không có bình đựng thì không có nước. . . Mô Phật dù nước là một thực thể. . . Nhưng không có bình đựng thì nước không tồn tại. . . .Cũng vậy không có cái gì gọi là "Tri" hoặc "Biết" của bát nhã mà không thông qua biểu thị của hoạt dụng. . . .Ông lại hỏi tại sao à? Vì chỉ trong phạm trù của tâm trí thì cái biết và hành động mới phân hai, bởi có trung gian tâm trí ở giữa. . . .Hềhề!. . . Biết để biết, chỉ có ở chúng sanh. . . .Biết rồi để đấy đắn đo suy nghĩ cân nhắc thiệt hơn theo kinh nghiệm, thì chỉ có ở tâm trí nhị nguyên. . . . .Còn ở thiền "Biết tức Làm". . . .
-         Xin cụ cho một thí dụ?
-         Để một vật trước gương. . .Cái gương lập tức hiện hình vật ấy. . .Ta gọi cái gương có "Huệ". . .Nó là tức khắc. . .Huệ của cái gương là cái hình ảnh hiện ra tức khắc trên gương. . . .Chứ không phải cái gương nhận biết vật được đặt trước mình. . . sau đấy đắn đo suy nghĩ nên hay không nên rồi mới hiển thị. . . .
-         Mô Phật. . . .Trong trường hợp của tôi, làm thế nào để có huệ lực hay hợp nhất được với "Tánh thiêng"?
-         Này chú Ba!. . . Nhận biết được thế nào là hoạt động của cơ bắp và hoạt động của "Khí", cùng trôi theo chiều biến dịch của khí thì gọi là "Khí Công Dưỡng Sinh". . . .Còn nhận biết thế nào là hoạt động của "Khí" và hoạt động của "Tánh thiêng", biến mình thành phương tiện của pháp giới thì gọi là "Thiền động". . . .
. . .
Bóng tối mềm và mượt như nhung. . . .
Cái Na vừa thắp một ngọn nến nhỏ gắn lên bàn đá. . .Cô cũng vừa pha một ấm trà mới. . . .
Cụ già thổi tắt ngọn nến. . .rồi cùng Ba Gàn yên lặng uống trà . . . .
Đom đóm bay lập loè. . . .Trong đám cỏ non ẩm ướt, côn trùng tấu lên bản nhạc không tên. . . .

Một già một trẻ cùng yên lặng mỉm cười với niềm vui. . . cũng không tên! . . . .

Mây/22/3/2006

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/t-225-nh-thi-234-ng.aspx

Tát Bà Ha

Này chú Ba mọi thần chú nhà Phật đều bắt đầu bằng UM và kết thúc bằng Tát Bà Ha.
Trong kinh nghiệm thực hành, UM có nghĩa là từ rỗng không mà hiển thị thành vạn pháp. . .vô lượng vô biên pháp!. . . .
Chánh định vào diệu dụng âm thanh với năng lượng và sự tỉnh giác, sẽ làm người tập thực chứng tâm không. . . .
Nhưng đây chỉ là ngoan không, cái không chết lặng. . .không phải "chân không" mà diệu hữu của nhà Phật!. . .
Bởi vậy khi thể nhập trang thái tâm không như là hệ quả của UM, thì người tu tập thực chứng được cái tướng cực tịnh. . . .Tuy năng lượng đủ đầy nhưng cơ thể lặng im như tịch diệt. . . .
Này chú Ba!. . .Đó không phải là Samadhi. . .Đó không phải là Đại định. . . .Vì trong đại định cái biết vẫn còn và ngày càng thăng hoa phát triển đến vô lượng vô biên chẳng phút nào ngừng!. . . Trong khi trạng thái rỗng không của UM thì lại không có huệ lực!. . . .
Không phải là sai!. . . Đây là giai đoạn cần thiết mà hành giả nhất thiết phải qua. . . .Có điều không nên dừng ở đây!. . . .Không nên dừng ở "ngoan không"!. . . .
Đây là cửa ải quan trọng!. . . .Ngoan không là cửa ải quan trọng!. . . .
1.     Bởi khi ấy nếu người tu tỉnh giác không chìm trong tịch lặng mà tâm thành phát đại nguyện hay thiện thệ độ sanh. . .thì quá trình thăng hoa về hướng giác ngộ sẽ tiếp tục. . . .Ông hỏi tại sao à?. . .Tại vì trong môi trường rỗng không chẳng còn các vọng niệm hay các ý nghĩ càn bậy ngăn cản, chẳng còn tâm trí để ngăn cản nguyện lực của người tu. Nên cái niệm chánh này sẽ phát triển đến cùng cực. . . .Và trong cái khuôn mẫu tâm thức của "đại nguyện" hay "thiện thệ" này, năng lượng giác ngộ (Ki) mới biểu thị thành Phật lực qua lời nói và hành động như là thiền ngữ và thiền cơ!. . . Mô Phật!. . . .Đây là nguyên lý của "Tánh" hoạt dụng qua "duyên". . . .hay là huệ lực của Bát Nhã!. . .
2.     Còn nếu khi ấy. . .Khi đã lọt vào trạng thái rỗng không của UM mà mất tỉnh giác. . . .mà khởi ý nghĩ càn bậy hay vọng niệm thì thật là nguy hiểm. . . .vì sẽ lọt sang tà đạo!. . . .Ông hỏi tại sao à? . . .Tại vì trong môi trường rỗng không cũng chẳng còn các ý nghĩ tốt để ngăn chặn các ý nghĩ xấu nữa. . . ý nghĩ càn bậy này sẽ choán đầy tâm thức hành giả và qui định khuôn mẫu tâm lý khiến năng lượng (Ki) khách quan phát triển theo hướng bậy bạ!. . . .Mô Phật!. . .Đây là nguyên nhân khiến nhiều người tu thiền năng lượng, thiền động hoặc khí công bị chệch hướng nếu không có minh sư bên cạnh hướng đạo!. . . .
Mô Phật!. . .Khi thực chứng UM thì sẽ đến ngã ba đường. . . . Ta hy vọng chú Ba biết kết hợp năng lượng với đại nguyện và tỉnh giác để tà niệm không thể phát sinh và để hình thành khuôn mẫu của "thiện thệ" trong Bồ Tát đạo!. . . .
Còn Tát Bà Ha trong kinh nghiệm thực hành, có nghĩa là khiêm tốn đảnh lễ. . . .đảnh lễ bằng điển quang. . . .bằng lòng khiêm cung hoà hợp với mọi chúng sanh. . . .
Này chú ba!. . . Ngoài ý nghĩa đạo đức và cái hạnh "hoà" của người tu. . . Nó còn là bí pháp về năng lượng . . . .
Như nước luôn chảy về chỗ trũng. . . .Người tu thiền động hay thiền năng lượng bằng lòng khiêm cung. . . bằng từ bi hỷ xả. . .luôn ở chỗ thấp nhất so với chúng sanh, không có chút tự cao ngã mạn. . . .Bởi vậy mà luôn luôn sung mãn năng lượng vì năng lượng của pháp giới đang đổ dồn về!. . . .
Mô Phật!. . .Khi năng lượng chảy về "chỗ trũng nhất" là người thực chứng Tát Bà Ha, thì cái biểu thị của năng lượng là con người, muông thú và mọi chúng sanh khác kể cả ma quỉ đều qui ngưỡng về cái chỗ trũng nhất ấy. . . .đều qui ngưỡng về hành giả thực chứng tát bà ha!. . . .
Mô Phật!. . . .Khi chúng sanh đã tự qui tụ về Tát Bà Ha thì nội dung câu chú. . . .cái ở giữa UM và Tát Bà Ha là cái mà người hành Bồ Tát Đạo pháp thí cho chúng sanh!. . . .
Hềhề!. . .Chú Ba đã có lòng hỏi. . . .ta chẳng dám dấu cái dốt. . . nên kinh nghiệm thực tiễn của mình thế nào thì nói thế ấy!. . . .
Kinh nghiệm này chưa chắc đúng cho tất cả mọi người!. . . .Nhưng ta ở gần chú Ba nên biết nó rất phù hợp và có ích cho chú.
Ta nghĩ chú nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để được chư vị phát tâm giảng dạy rồi nói lại cho ta học với!. . . .
Tưởng Vậy/4/4/2006

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/t-225-t-b-224-ha.aspx

Xuất hồn

- Thưa cụ, nghe nói cụ có pháp xuất hồn. Có thể xuất hồn đến để dạy đạo và trị bệnh cho người khác dù họ đang ở một nơi nào thật xa chỗ cụ ở? - Mô Phật, Phật giáo không nhìn nhận có một linh hồn tồn tại độc lập như một thực thể. - Thế sao có môn sinh cho là cụ đã từng xuất hồn đến để dạy họ. - Tại họ chưa thực chứng về thiền quán mới chấp tướng như vậy. Đó là một thí dụ sinh động cho trạng thái huyễn (maya)
-    Xin cụ nói rõ hơn
-    Có thể người ấy có tâm kính ái ta. Và lại quá ham học pháp. Họ rất mong ta dạy pháp cho họ. Nên điển quang phóng chiếu qua tâm trí thành ra các ảo giác như vậy.
-    Thưa cụ còn có người cho rằng thấy Phật đến dạy đạo. Cụ nghĩ sao về vấn đề này?
-    Do lòng tin vào tam bảo quá lớn mà lại thiếu tỉnh giác và hay chấp tướng, nên ban đầu người ấy sẽ thấy Thầy mình xuất hồn đến dạy đạo. Sau đó sẽ thấy Phật đến dạy... v.v...
Ông nên biết: Vạn pháp duy tâm tạo. Năng lượng phóng chiếu qua tâm trí sẽ tự hiển thị thành các pháp. Vậy phải tu tâm để tâm dần trở thành thanh tịnh rồi tiến tới cực tịnh và tâm không. Thì điển quang sẽ tuần tự biểu thị thành các pháp trang nghiêm thanh tịnh dần, cho đến khi trở thành "Vô Pháp". Cái đó gọi là thăng hoa chuyển hóa tâm thức về hướng giác ngộ.
-    Cụ bảo các pháp biểu thị là do năng lượng phóng chiếu qua tâm thức mà thành. Vậy nội dung tâm thức chuyển hóa này căn cứ vào đâu?
-    Nhất thiết phải căn cứ vào kinh điển do Như Lai và chư Tổ truyền lại và phải được một vị thầy đã thực chứng truyền trao và giám thiền thì mới được.
-    Xin cảm ơn cụ về những điều cụ đã chỉ dạy hôm nay.
-    Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông nên tác bạch điều này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới thật đúng được.

Tưởng Vậy/6/9/2007

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/xu-t-h-n.aspx

Thông công

Này Cỏ May, nếu ngươi ở bên cạnh ta, nghe ta giảng pháp, mà ngươi chỉ nghe bằng tai và tìm hiểu bằng tâm trí thì ngươi chỉ học được phần Hiển giáo. Còn nếu ngươi đắc khí để nghe, thông công để nghe, thì chẳng những ngươi có cái biết tâm trí mà thể khí hay con người thật của ngươi cũng sẽ thông tâm để tự hiển thị đại thủ ấn (Mahamudra).
Khi ấy ngươi vừa nghe như bình thường mà hai tay điển quang tác động tự hiển thị thành khế ấn biến hóa liên miên với kỹ thuật vẽ mantra (linh phù) vào cơ thể hay pháp giới.
Ngươi nên bận áo dài tay để che các kỹ thuật tay ấn ấy, đừng để người khác thấy mà sinh hoài nghi hoặc ngã mạn. Làm như vậy là ngươi học được phần Mật giáo.
Khi Hiển Mật viên thông hay Lý Sự viên dung, thì ngươi vừa có cái biết lý thuyết để đàm đạo thuyết giảng cho người khác mà lại vừa có công năng làm được những điều mình nói phi nỗ lực.
Này Cỏ May, ông phải biết tất cả những gì mình làm được mà không cần cố gắng thì mới lâu bền vĩnh viễn, chứ phải nỗ lực phải cố gắng hết mức mới làm được thì sẽ không liên tục và thường xuyên được.
Ông đừng nghĩ thông công với thầy mình mọi nơi mọi lúc là điều quá khó hoặc không tưởng. Ông đã học qua liệu trình A rồi thì khắc biết lời nói của ta có Phật lực khiến người nghe đắc khí, tự chữa lành bệnh kể cả một số trường hợp là nan y. Ngoài ra khi nghe lời ta nói một số người tự giải tỏa được các ức chế bức xúc và đè nén về tâm lý khiến họ tự nhiên khóc, tự nhiên cười, tự nhiên nói chuyện hay chuyển động. . . . những điều như vậy làm họ chữa lành các trạng thái bị stress hay chấn thương tình cảm hoặc khiếm vận động. . .v.v. . .giúp vào việc tự điều trị lành các rối loạn chức năng hoặc các bệnh về cơ năng mãn tính.
Họ làm được các kết quả tưởng chừng như hoang đường, đấy là nhờ lúc ấy họ đã thông công với ta.
Mô Phật, chẳng phải ông cũng đã từng như vậy sao?
Thế thì ông đừng phân biệt lúc ta lên lớp giảng dạy với lúc bình thường, bởi vì ta thường trú điển quang nên lúc nào cũng vậy.
Mỗi khi đến gần ta ông nên có trạng thái tâm lý như khi học với ta ở liệu trình A vậy, thế thì từng lời nói và hành động của ta sẽ kích hoạt khêu gợi cái bản tánh chân thật của ông sống dậy, làm được như vậy thì gọi là thông công với Thầy mình. Và kết quả là ông sẽ tăng cường khả năng sống và cống hiến. Ông sẽ đa chiều, đa diện, trực giác, ngẫu hứng và tràn đầy rung động sáng tạo.
 Ông cũng đã biết, khi học liệu trình A mà thường mở mắt quán sát, bị lôi bởi âm thanh và hình ảnh bên ngoài hay phát tâm nghi ngờ kết quả của phương pháp muốn thụ khí chỉ để tìm hiểu hay coi thử, thì đều rất khó đắc khí, nếu không nói là không thể thông công với Thầy mình, khiến ngồi đấy tuy tai vẫn nghe, đầu óc vẫn tư duy phán xét nhưng chẳng bao giờ thực chứng điều huyền diệu bất tư nghì của Phật lực.
Cũng vậy tuy ở gần ta, nhưng tâm bất tịnh bị lôi bởi nhân duyên và ngoại cảnh, không có niềm tin và kính ái ở Thấy mình, chỉ chăm chăm muốn đến để học thần thông pháp thuật hay đến để thử xem với cái tâm phán xét nghi ngờ thì tuy tai có nghe, mắt có thấy mà như đui như điếc, có biết gì đâu đến sức mạnh của thế giới tâm linh huyền diệu.
 Khi các ông đến học liệu trình A để tự chữa, để giúp các ông khỏi lạc tâm thất niệm, ta luôn nhận ân điển thiêng liêng để nói và làm các động tác gọi là phát công. Các ông bị cuốn hút nên tâm luôn trụ chắc vào định hướng ấy, khiến việc thông công xảy ra dễ dàng.
Bây giờ khi học thiền đại thủ ấn lên cao, trong cuộc sống thường nhật ta cũng luôn thường trú điển quang để nói và làm Phật sự. Tuyệt đối không nói và làm việc đời. Điều ấy cũng là để các ông dễ thông công với Thầy mình trong cuộc sống. Được vậy thì môi trường nơi chúng ta cùng cư ngụ và làm Phật sự thật sự biến thành thiền viện vĩ đại và ta là người đang dùng Phật lực nói và làm và các ông là những người đang thông công với thầy mình trong Phật trường của Như Lai.
Và như vậy, ông thấy đấy, trong liệu trình A, ông chỉ tịnh tâm, thông công với Thầy, nương Phật lực hay điển quang thì tự khắc có hành động tự biểu thị và đem lại kết quả về thân bệnh.
Thì nay cũng vậy. Khi học thiền đại thủ ấn. Trong cuộc sống thường nhật, ông cũng phải tịnh tâm đừng để nhân duyên và sắc trần lôi đi, thì tự khắc lúc nào cũng thông công được với Thầy mình. Thế thì cũng như lúc học liệu trình A, nay ông cũng phải tịnh tâm cảm nhận sức điều khiển của năng lượng giác ngộ để làm theo. Thân ông nương theo chiều tác động của điển quang để làm. Còn ông là cái người chứng kiến thì lặng yên quán sát trong tỉnh giác toàn bộ lời nói hành động và trạng thái tâm lý của mình khi thông công và biểu thị trong cuộc sống thường nhật.
Cái trạng thái tỉnh giác chứng kiến chính mình trong cuộc sống như vậy sẽ làm quá trình thông công truyền tâm ấn tự nhiên xảy ra. Biến cái lời nói và hành động tức khắc tức thời đầy Phật lực khi thông công thành cái khả năng thường xuyên của chính mình sau này khi không có điều kiện ở gần để thông công với Thầy của mình.

Này Cỏ May, nếu ông ở gần ta mà chỉ nghe bằng tai, tư duy phán xét bằng tâm trí, thì học thiền đại thủ ấn cũng giống như chỉ tập thể dục mà không đắc khí vậy. Người ấy chỉ khỏe chứ không trị lành được thân bệnh. Cũng vậy ông chỉ thành người tốt chứ không Ngộ (Satori) được.
Trái lại nếu ông biết áp dụng những điều ta vừa nói trên. Thì khi ở gần ta Hiển mật đều tự biểu thị ở nơi ông. Và ông trụ chắc vào trạng thái yên lặng tỉnh giác tự chứng kiến chính mình thì quá trình truyền tâm ấn tự nhiên sẽ xảy ra. Đó là cái chư Tổ thường gọi là: Bất truyền truyền ( Truyền cái không thể truyền) hay là Truyền tâm ấn vậy.
Này Cỏ May, ông có cái duyên lành là được ở gần Thầy mình. Vì như vậy là rất dễ thông công. Giống như lúc nào cũng đang ngồi trước mặt ta để thụ khí trong phòng tập liệu trình A vậy.
Còn chư huynh khác không được cái duyên lành ấy. Ở cách xa Thầy tự tu tập qua băng đài. Giống như người tự tập Khí Công Dưỡng Sinh qua băng đài. Cũng có thể đắc khí và có hiệu quả. Nhưng sẽ hạn chế và không phát huy đầy đủ như khi cùng tập với Thầy mình.
Còn nữa nếu chư huynh ở xa không có dịp ở gần Thầy mà cũng không tập theo băng đài. Chỉ học qua lý thuyết và sách vở, thì cũng như tự học Khí Công qua sách Hội Nhập Con Người Thật. Thỉnh thoảng cũng có người đắc khí. Nhưng tỷ lệ rất ít và hiệu quả cũng rất hạn chế nếu không nói là có thể hiểu sai, tập sai đưa lại hậu quả không tốt.
 Này Cỏ May, đấy là bước đầu thực hành thông công với Thầy mình hay Guru của mình. Còn sau này khi ông đã trưởng thành thì có thể ở cách xa Thầy mình mà vẫn thông công với thế giới tâm linh hay thể nhập tánh. Lúc ấy là phép thông công với Deva, Dakini và Hum. Hôm khác khi có dịp ta lại sẽ nói chuyện với ông về các phép thông công ấy
 Mô Phật, Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm của riêng ta khi tu thiền Đại Thủ Ấn (Mahamudra) chưa chắc áp dụng được cho mọi người. Ông đã có lòng hỏi, nên ta phải nói thế thôi.
Muốn biết chính xác điều này. Ta khuyên ông nên tác bạch với chư tăng và chư vị thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới được.
Tưởng Vậy/29/2/2008

Nguồn: http://duongsinh.net/w/khicongnangcao/th-244-ng-c-244-ng.aspx